Ngôn Ngữ Đà La Ni Của Nhà Phật

Loading

Để tạo nên kinh sách, các vị chư Phật có sử dụng một ngôn ngữ riêng. Đó là ngôn ngữ Đà La Ni, hay còn gọi là Tổng Trì.

  • Tổng là tất cả
  • Trì là giữ

Tổng Trì có nghĩa là giữ tất cả các bí mật trong kinh và mã hóa chúng lại thông qua ngôn ngữ Đà La Ni.

Ngôn Ngữ Đà La Ni

Chúng ta cùng phân tích về “Đà La Ni”, để hiểu được ẩn ý bên trong:

  • Đà: Đạo Cao Đài
  • La: Đạo o
  • Ni: Đạo của Phật Thích Ca Mâu Ni

Như vậy, Đà La Ni có hàm ý rằng người đời nên nghiên cứu và tìm hiểu về ba đạo: Đạo Cao Đài, Đạo Lão, Đạo Phật, để có được cái nhìn tổng quan nhất.

Ngôn ngữ Đà La Ni là một sự kết hợp của chiêu nói lái trong tiếng Việt, kinh dịch, bát quái và âm nhạc.

Chúng ta cùng xem qua một vài ví dụ dưới đây để hiểu sơ lược về ngôn ngữ này:

Ba La Mật

  • Ba là số 3, nó cũng chính là quẻ Ly – đại diện cho Lửa. Ly → Lý, còn có nghĩa là Lý trí – ánh sáng của Trí Tuệ.
  • La là số 6 (Nốt nhạc số 6), nó chính là quẻ Khảm – đại diện cho Nước. Bản năng vốn có tự nhiên của chúng ta.
  • Mật là trong lòng.

Lưu ý rằng trong mỗi cuốn kinh, Ba La Mật lại mang một ý nghĩa khác, chứ không phải lúc nào cũng có ý nghĩa như vậy.

Thiện Tai

  • Thiện tai: Thiện là lành, còn tai được chuyển thành tay → thay. Từ đó “Thiện tai” là “lành thay”. Đó chính là lý do mà trong các cuốn kinh Phật, từ “Thiện tai” đang được dịch là “Lành thay”.
  • Thiện Tai → tại Thiên: Qua ngôn ngữ Đà La Ni, thiện tai còn dịch ra là tại thiên. Hàm ý là tại ông Trời (tức là Đức Thượng Đế), mọi sự là do Thượng Đế sắp đặt.

Thọ Ký

Qua ngôn ngữ Đà La Ni, thì Thọ KýThị Có, tức là có thật, thị hiện ra ở ngoài đời.

Nhiệm Màu

Từ nhiệm màu → nhuộm mầu: Hàm ý rằng từ không gian chỉ toàn là pháp thân vô hình, nay nhờ Đức Phật dùng thần thông tạo ra hai khí âm (-) dương (+), rồi tứ tượng để hình thành nên vật chất thấy được. Quá trình này được gọi là nhuộm mầu.

A Di Đà

A Di Đà → Địa Đàng: tức là thiên đàng ở dưới hạ giới (trái đất).

Trong tên gọi của Đức Phật A Di Đà, đã ẩn chứa thiên cơ của nhà Trời, rằng sau này trái đất sẽ trở thành Địa Đàng.

Bồ Đề

Bồ Đề → Bến Đỗ: bến đỗ của chúng ta chính là thành Phật để trở về cõi Vô Cực.

Bồ Tát

Bồ Tát → Bồi Tất: hàm ý rằng một vị Bồ Tát là phải bồi đắp tất cả các mặt của cuộc sống. Chúng ta cũng vậy, quá trình tu thành Phật chính là quá trình học và trải nghiệm đủ các mặt trong cuộc sống.

Trì Giới

Trì Giới → Trời Dí: hàm ý rằng khi khởi tâm tu, nguyện giữ các giới cấm của nhà Phật thì Ông Trời sẽ thử thách chúng ta để khảo thí coi kết quả của người tu đến đâu.

Nam Mô

Nam Mô → Nam Môn: hàm ý rằng đất nước Việt Nam sẽ trở thành cánh cửa để Đức Phật (Thượng Đế) xuống thế gian. Ngài sẽ sắp xếp và chuyển giao lại cho Ngài Di Lặc.

Tỳ Lô Giá Na

  • Tỳ Lô → Tồ Ly → Tổ Lý, hàm ý là ông Tổ của chân lý
  • Giá Na → Giáng Nam, hàm ý là giáng xuống Việt Nam

Vậy, Tỳ Lô Giá Na tức là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni1 (ông Tổ của chân lý) sẽ giáng xuống Việt Nam. Để minh chứng cho điều này, mời độc giả tham khảo bài viết về Chuyển Luân Thánh Vương.

Luận Bàn

Vốn dĩ, sách kinh Phật được viết bằng tiếng Việt Nam. Bởi tất cả đều được Thượng Đế (Ông Trời) sáng tạo bằng tiếng Việt trên cõi Thiên. Sau đó, được dịch qua tiếng Ấn Độ. Rồi, người thế gian dịch qua tiếng Trung, rồi lại dịch qua tiếng Việt. Vậy nên, chúng ta mới có thể sử dụng ngôn ngữ Đà La Ni, trong đó có chiêu nói lái đặc trưng của người Việt, để giải mã được các câu thần chú.

Ngôn ngữ Đà La Ni không tuân theo tư duy thông thường. Sự phóng khoáng của Đà La Ni tạo ra một ma trận nghĩa, khiến người phàm cảm thấy bối rối, không biết lựa chọn nghĩa nào cho phù hợp. Vì lẽ đó, họ thường có tâm lý ‘bài trừ’ do không thể lĩnh hội được, và họ khó chấp nhận lối dịch nghĩa phóng khoáng vì nó khác biệt so với thói quen tư duy của họ. Tuy nhiên, độc giả cần hiểu rằng: Đây chính là cách mà bề trên sử dụng để mã hóa thông tin. Mặc dù nó sử dụng tiếng Việt và có vẻ gần gũi, nhưng thực tế lại rất “ngợp” so với tư duy logic của phàm nhân. Đà La Ni giúp bề trên tạo ra một ma trận nghĩa, nâng cao hiệu quả của việc mã hóa thông tin. Chỉ có bề trên mới hiểu được các Ngài đang lựa chọn nghĩa nào trong quá trình mã hóa để giải mã, điều mà người phàm không thể nắm bắt.

Minh Nguyệt đã mất đến hai năm nghiên cứu và dõi theo các bài pháp của Đức Phật để nhận ra tính logic và hiểu được “hệ thống quy tắc” mà bề trên sử dụng. Mời quý vị nghe thêm những chia sẻ riêng tại đây.

Đúng là, chúng ta không thể sử dụng “Trí” của người phàm để thấu “Đại Trí” của bề trên.

  1. Phật Thích Ca Mâu Ni: Trong Phật hiệu này có ẩn chứa bí ẩn rằng Đức Phật là vua trời Đế Thích. Chúng ta có thể giải mã thông tin này bằng ngôn ngữ Đà La Ni. Mời quý vị xem chi tiết bài (Giải Mã) Danh Hiệu Phật Thích Ca Mâu Ni để khám phá thêm những bí ẩn. ↩︎

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *