Đức Phật cho biết tác phẩm Tây Du Ký chính là một bản kinh của nhà Phật. Nó cũng giống như những bộ kinh Đại Thừa khác, gồm những câu chuyện được Đức Phật hư cấu để giáo hóa chúng sanh và làm phương tiện ẩn truyền thiên cơ của nhà Trời.
Minh Nguyệt xin phép bề trên được trích dẫn lại bài pháp mà Đức Phật đã giải mã những ẩn ý trong tác phẩm Tây Du Ký. Mời quý độc giả cùng nghiên cứu.
Trích Lời Giảng Của Đức Phật Về Tác Phẩm Tây Du Ký
Bề trên cho tạo ra tác phẩm Tây Du Ký, cách đây khoảng 500 năm và được viết bởi tác giả Ngô Thừa Ân vào đời Đường. Ngô Thừa Ân là người có sứ mệnh, được giao nhiệm vụ để viết ra tác phẩm này. Mỗi một tập phim đều chứa đựng bài học trong đó, để chúng sanh hiểu và tu tập theo. Tác phẩm này chính là một bản kinh Phật. Bản kinh này có chứa nội dung giáo hóa chúng sanh và chứa cả thiên cơ của nhà Trời.
(1) Chi tiết Phật Tổ hỏi Phật Bà về số kiếp nạn đã trải qua của thầy trò Đường Tam Tạng chính là ẩn ý của bản kinh, rằng chúng sanh phải trải đủ các học phần trong chương trình đào tạo Phật của Phật Tổ1 (tức là Ông Trời).
(2) Trong bộ phim có một chi tiết rằng: Tôn Ngộ Không đã thách đấu với Phật Tổ, Ngài bảo Tôn Ngộ Không hãy bay ra khỏi lòng bàn tay của Ngài, nhưng Tôn Ngộ Không dù đã bay đi rất xa mà vẫn ở trong lòng bàn tay của Ngài.
Ở đây, có ẩn ý quan trọng của bề trên, rằng chúng sanh tạo tác điều gì cũng nằm trong kế hoạch của Ngài. Tất cả đều chịu sự chi phối và sắp đặt của Phật Tổ. Nhiệm vụ của chúng sanh trong Trời Đất này chính là nỗ lực để tu thành Phật.
- Bàn tay của Đức Phật là biểu tượng của sự sắp đặt, do Ngài an bài tất cả để chúng ta rèn luyện
- Vòng Kim Cô trên đầu Tôn Ngộ Không nhắc nhở rằng chúng sanh muốn tu thì phải giữ giới.
Trong tác phẩm này, ngoài những thông tin được hư cấu thì bề trên vốn có để lại một số lời tiên tri cho tương lai. Muốn giải mã, chúng ta phải dùng Đà La Ni của nhà Phật, mới có thể hiểu hết được những thông tin được mã hóa bên trong tên của các nhân vật.
1) Tôn Ngộ Không
Tôn là nằm trong từ “Thế Tôn”, đó chính là một trong 10 danh hiệu Phật. Nó có nghĩa là sự tôn quý, hay là bậc tôn quý.
Ngộ Không là mình ngộ ra thể tánh ban đầu của mình là thể tánh không. Đó chính là nghĩa của từ Ngộ Không.
- Ngộ là sự thấy biết và thấm thía tới chân tơ kẽ tóc thì mới gọi là “ngộ”. Việc người khác nói cho mình thì mới chỉ gọi là “biết”.
- Thể tánh không là trước khi mình xuất hiện trong vũ trụ nhân sinh này thì mình không tồn tại, rồi mình có trong trí tưởng tượng của Thượng Đế. Và Ngài lập sẵn một kế hoạch để đào tạo cho chúng sanh đó dựa trên những gì mà Ngài đang tưởng tượng ra. Quá trình chúng sanh trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi, được an bài theo kế hoạch của Thượng Đế và họ không có quyền tự quyết về số phận của mình. Giống như người đời vẫn thường cảm nhận thấy rằng: con người có số phận. Bởi nó vốn được định sẵn, được an bài trước.
Vậy, Tôn Ngộ Không có nghĩa là chúng ta phải ngộ ra tánh không của mình, để nhận ra mình có nhiệm vụ tu học để trở thành Phật. Từ đó, nỗ lực để trở thành một vị Thế Tôn. Khi thành Phật, họ sẽ có tự tánh, tức là có quyền tự quyết về số phận của mình.
Sau khi thành Phật, Tôn Ngộ Không được phong là Đấu Chiến Thắng Phật. Chúng ta cùng phân tích tên gọi này.
Đấu Chiến Thắng Phật
- Đấu trong từ “Đấu tranh”.
- Chiến Thắng: Ý rằng cần chiến thắng chính bản thân mình.
Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ ương bướng. Nên ẩn ý ở đây là chúng ta cần đấu tranh để chiến thắng nội tâm. Tâm của con người giống như “một con khỉ”, luôn dao động. Chúng ta cần chiến thắng nội tâm, luôn để lý trí kiểm soát bản năng thì ngày thành Phật sẽ không còn bao xa.
2) Trư Bát Giới
Trư Bát Giới được Phật Bà đặt tên là Trư Ngộ Năng, là một nhân vật đặc biệt. Khi hoàn thành quá trình tu tập của mình, ông được Phật Tổ phong làm Tịnh Đàn Sứ Giả. Chúng ta sẽ cùng khám phá và giải mã ba tên gọi khác nhau của nhân vật này, để hiểu rõ hơn về những ý nghĩa sâu xa được ẩn chứa trong đó.
Trư Ngộ Năng
Trư có nghĩa là Hợi. Chúng ta có 12 địa chi tương ứng với 12 con giáp là: Tý, Sửu, Dần, … Tuất, Hợi. Trong đó Hợi là cuối cùng, theo thứ tự là số 12. Trong khi đó, số 12 còn được đọc là Tá. Vậy thì Trư → Hợi → Tá (đây là quy tắc ẩn chứa thông tin trong Đà La Ni2)
- Trư Ngộ → Tá Ngộ → Tố Nga: Có nghĩa là Hằng Nga tố cáo
- Năng → Nặng (Đà La Ni hóa)
Có nhiều người lý giải với nhiều nghĩa khác nhau, nhưng ẩn ý thực sự mà Phật Bà muốn truyền đạt qua tên nhân vật trong bộ phim này là: “Trư Ngộ Năng mắc một tội nặng và bị Hằng Nga tố cáo”.
Trư Bát Giới
Trư có nghĩa là Hợi. Còn Bát Giới, tức là giữ 8 giới cấm, liên quan đến Thọ giới bát quan trai:
- Không sát sinh hại mạng
- Không tà dâm
- Không uống rượu
- Không nói dối
- Không trộm cắp
- Không trang điểm
- Không nằm giường thoải mái
- Thực hiện ăn chay
Ở trong tên này cũng có ý nhắc nhở chúng sanh rằng: với những người nghiệp nặng, ta cũng nên ăn chay để trừ bớt nghiệp.
Tịnh Đàn Sứ Giả
- Tịnh Đàn: Nơi bày biện để cúng đồ, tức là một không gian thanh tịnh dành cho việc cúng dâng đồ chay. Người cúng cũng phải là người có tâm tịnh.
- Sứ Giả: Người thông báo.
Tên đầy đủ của nhân vật nên là “Tịnh Đàn Sứ Giả Bồ Tát”. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhân vật Trư Bát Giới trong truyện chỉ là hư cấu, không có thực. “Tịnh Đàn Sứ Giả” không chỉ là một danh xưng mà còn là một ẩn ý nhắc nhở về ngài Di Lặc. Khi chúng ta tiến hành giải mã qua Đà La Ni, Tịnh Đàn → Tàn Định, biểu thị thời kỳ Đạo Phật của Phật Thích Ca đang dần suy tàn. Trong giai đoạn này, Ông Trời quyết định cho ngài Di Lặc sẽ trở thành vị Phật tiếp theo. Từ “Tàn” ở đây phản ánh việc hành trì Đạo Phật đang bị lệch lạc, gây ra sự suy tàn của Đạo Phật. Ngày nay, người đời chủ yếu theo mê tín, dị đoan.
Trong truyện, nhân vật Trư Bát Giới, người từng giữ chức vị Thiên Bồng Nguyên Soái thống lĩnh hàng vạn thiên quân, là một tạo vật hư cấu. Tuy vậy, điều đáng chú ý là chức vị Thiên Bồng Nguyên Soái thực sự tồn tại, và đó lại là chức vị của Đức Phật Di Lặc trên Thiên Giới. Bởi vậy, hình ảnh Ngài cầm cây cào đinh ba không chỉ là biểu tượng về sự cào xới và làm đẹp vườn cảnh, mà còn tượng trưng cho việc tạo dựng thế giới Địa Đàng, nơi mà Ngài sẽ làm chủ để hướng dẫn con người tu tập.
3) Sa Ngộ Tĩnh
Nhân vật này có nguồn gốc là Quyển Liêm Đại Tướng, một người hầu cận Vua. Do một sự cố không may làm bể chén Lưu Ly, ông bị đày xuống sông Lưu Sa và trở thành yêu quái. Để hiểu sâu hơn, chúng ta cần phân tích ẩn ý của hai từ: “Lưu Ly” và “Lưu Sa”.
Tìm nghĩa ẩn trong Lưu Ly và Lưu Sa
- “Lưu” có nghĩa là dòng chảy của nước.
- Kết hợp hai từ Lưu Ly và Lưu Sa, để tạo ra ma trận các từ.
Lưu | Ly |
Lưu | Sa |
Khi áp dụng thủ pháp Đà La Ni để giải mã, thì Ly Sa → La Si. Trong đó, “La” đại diện cho nốt nhạc số 6 và “Si” tượng trưng cho nốt nhạc số 7. Kết hợp với kiến thức từ kinh dịch ta sẽ có:
- Số 6 là quẻ Khảm
- Số 7 là quẻ Cấn
Điều này dẫn chúng ta đến quẻ Thủy Sơn Kiển, mô tả hình ảnh nước từ từ chảy rỉ từ trong núi, biểu thị sự khó khăn và tiến triển chậm chạp. Bài học rút ra từ đây là lời nhắc nhở về sự kiên nhẫn và không nản lòng: thành tựu cần thời gian và không nên hấp tấp. Thế nhưng, khi chúng ta ngộ ra chữ “Không” tức là cái “lý không” thì chúng ta sẽ tăng tốc rất nhanh. Giống như nước chảy từ trong lòng đất, qua các khe tối không hề có ánh sáng mặt trời, dần dần hội tụ và khi xuất hiện dưới ánh sáng, dòng chảy đó sẽ trở nên mạnh mẽ và nhanh chóng.
Sa Ngộ Tĩnh
- Tĩnh: Khi mình ngộ ra rồi thì tâm thường trở nên rất tĩnh.
- Sa → Sai: Có nghĩa khi chúng ta ngộ, chúng ta bắt đầu nhận ra nhiều điều sai lầm mà trước đó không thấy. Khi nhận ra rồi thì tâm thường có xu hướng tịnh.
Như vậy, ý nghĩa của “Sa Ngộ Tĩnh” có thể được hiểu là quá trình liên tục cố gắng và nỗ lực trong cuộc sống, từ việc chăm chút cho từng công việc nhỏ nhặt, nỗ lực làm cho mỗi hành động trở nên chính xác và đúng đắn. Qua thời gian, từ những việc nhỏ đến những việc lớn hơn, từ năm này sang tháng khác, và từ kiếp này sang kiếp khác, chúng ta sẽ đạt được chữ “Ngộ”. Khi ngộ ra được những sai lầm, tâm của chúng ta tiến tới trạng thái tịnh.
4) Bạch Long Mã
Từ “Long Mã” trong tên của nhân vật mang một nghĩa ẩn sâu sắc, đó là sự kết hợp của Thìn và Ngọ. Cụ thể hơn:
- Thìn: tức là số 5, quẻ Tốn ☴ (Phong)
- Ngọ: tức là số 7, quẻ Cấn ☶ (Sơn)
Sự kết hợp này tạo nên quẻ Phong Sơn Tiệm, trong đó “Tiệm” mang nghĩa từ từ thong thả mà đi. Điều này phản ánh qua hình ảnh Long Mã chở Đường Tăng trong hành trình của họ, cứ đi từ từ thong thả rồi sẽ tới đích. Hàm ý rằng người tu cứ đi chậm rãi, đi chắc, không nên có tâm lý nóng vội mà chọn đi đường tắt, dễ bị sa vào mê lầm.
Từ “Bạch” trong tên nhân vật là ẩn ý của từ “Minh Bạch”, gợi ý rằng chỉ qua sự hiểu biết sâu sắc, không mơ hồ, chúng ta mới có thể thực sự ngộ được Đạo. Ngược lại, nếu hiểu biết chỉ ở mức mơ hồ, tương tự như việc tụng kinh mà không hiểu ý nghĩa của bản kinh, thì sẽ không đạt được sự đắc và không có kết quả.
5) Kim Thiền Tử
Tên của nhân vật này chứa lời tiên tri về thời kỳ Mạt pháp của Đạo Phật, khi mà tà ma sẽ quay lại để phá hoại Đạo Phật. Nhân vật Kim Thiền Tử, còn được biết đến với tên là Đường Huyền Trang, trong tiền thân (kiếp trước) là nhị đồ đệ của Đức Phật Thích Ca. Do thiếu niềm tin vào Phật pháp, ông đã bị đọa xuống thế gian để tu học. Đến kiếp cuối, ông đã thành Phật và được thọ ký.
Ở đây, chúng ta cần nhớ lại một Đại Pháp Hội quan trọng của Đức Phật, nơi không chỉ có ngài Ma Ha Ca Diếp mà còn có sự hiện diện của các vị đệ tử khác như Tôn Giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Khi xét đến Kinh Phật Đại Thừa và bộ phim Tây Du Ký, cả hai đều mang tính chất hư cấu, được sử dụng với mục đích giáo hóa chúng sanh và ẩn chứa những bí mật của thiên cơ. Do đó, khi đề cập đến nhị đồ đệ, chúng ta cần hiểu rằng đó chính là Mục Kiền Liên, tức là Kim Thiền Tử – Đường Tam Tạng – Mục Kiền Liên, họ là một mà thôi.
- Kim: Hiện tại
- Thiền: Những người tu thiền
- Tử: Con, cũng có nghĩa là chết
Vậy, Kim Thiền Tử có ẩn ý rằng: hiện nay (thời điểm mà Đức Phật đã giải ẩn tên Kim Thiền Tử, cũng chính là thời kỳ Mạt pháp của Đạo Phật), những người đang tu theo pháp môn Thiền sẽ bị ma phá dẫn đến “tử”. “Tử” ở đây được hiểu là “chết”, và cần hiểu theo nghĩa bóng rằng họ bị ma cướp mất linh hồn.
Trong Kinh Pháp Diệt Tận cũng có mô tả về thời kỳ Mạt pháp của Đạo Phật, sẽ có ma và thiên ma quấy phá người tu. Khi định lực của người tu yếu và có tâm nóng vội, lại mong cầu thiền cho mục tiêu đắc đạo, thì họ rất dễ gặp ma và bị ma dẫn dụ, từ đó sinh ra tâm hoang tưởng và tự huyễn hoặc bản thân.
Trích đoạn trong Cờ Tiên Giáng Thế (Điển bút của Bề trên) “Truyện Tây Du, khỉ tìm bến ghé Chẳng đúng đường nên trẻ bị giam Loạn thiên cung cũng bởi việc làm Đày đọa kiếp 500 mới mãn Gặp sư phụ tội ông hết hạn Thầy với trò có bạn nghĩa tình Trải qua bao sóng gió hy sinh Bao lần chết bao tình thống khổ Ngày tài hoa tính toan nhiều chỗ Đi đúng đường sướng khổ cùng nhau Trải qua bao nắng táp mưa rào Kinh thỉnh được muôn bao công khó Cửa sướng sang cũng thời nơi đó Nếu vướng vào thì bỏ công lao Đi tới đâu cũng nhớ hàng rào Lấy chánh lý thì mau thành đạt Lòng Ngộ Không quyết nêu bến giác Đi tới đâu phá nát gian tà Chánh lý này của Phật Thích Ca Thì sẽ được hương hoa kính tặng Ngài có hiệu Đấu Tranh Chiến Thắng Bát thập tay mới đặng vuông tròn Còn một lần ráng sức đi con Nên đành phải cho tròn 81 Truyện Tây Du ít ai hiểu tột …” |
Làm sao để ngộ Đạo
Chúng ta phải giải quyết các câu hỏi để hiểu ra vũ trụ nhân sinh, mới có thể thấy biết và từ từ thấm thía. Không ai có thể ngộ được đạo khi hiểu mọi thứ một cách mơ hồ, hoặc không muốn tìm hiểu và chấp nhận sự vô minh.
Câu hỏi (1): Có phải chết có hết không? Nếu không hết và phải trôi lăn trong 6 nẻo luân hồi thì trôi lăn cho mục đích gì?
Câu hỏi (2): Từ đâu mà sinh ra 6 nẻo luân hồi, và có 3 nẻo lành và 3 nẻo dữ. Có nẻo để chúng ta tu, có nẻo chỉ để hành hạ chúng ta. Không thể tự nhiên mà hình thành nên các cõi như vậy được, nhất là thấy các cõi đều có những mục đích riêng như vậy. Chắc chắn phải có người chỉ đạo để làm ra nó.
Câu hỏi (3): Linh căn của chúng ta do ai tạo ra chứ? Cha mẹ chỉ cho ta thân xác thôi, bởi nhiều người vẫn còn nhớ được về tiền kiếp. Tức là linh căn của mình vốn tồn tại từ trước khi thân xác này được hiện hữu.
Câu hỏi (4): Tại sao lại cứ gọi tu là để trở về? Vậy trở về này là trở về đâu? Tại sao lại gọi đó là quê hương? Quê hương trong khái niệm thông thường nó là nơi mà ta sinh ra cơ mà?
Chỉ đơn giản vậy thôi. Muốn ngộ được Đạo thì chúng ta phải tự hỏi và tự tìm thông tin để trả lời được những câu hỏi đó. Minh Nguyệt đính sẵn câu trả lời cho những câu hỏi cần của người tu. Chúng được tổng hợp từ các bài pháp của Đức Phật. Tuy nó đơn giản, nhưng để thấm thía được các pháp của Như Lai thì cần sự chiêm nghiệm, nghiền ngẫm mới có thể thấu được.
- Chương trình đào tạo Phật: Chúng sanh được Phật Tổ (cũng là Ông Trời) tạo ra để đào tạo thành các vị Phật, … xem chi tiết về nguồn gốc của chúng sanh ↩︎
- Ngôn ngữ Đà La Ni là một sự kết hợp giữa chiêu nói lái trong tiếng Việt cùng với kinh dịch, bát quái, và âm nhạc. ↩︎