Đức Phật A Di Đà Là Hiện Thân Của Ông Trời

Phật A Di Đà

Loading

Có những bí ẩn về thân phận của Đức Phật A Di Đà bên cõi Tây Phương Cực Lạc. Thậm trí, trong tên gọi của Ngài cũng chứa những điều bí ẩn. Hôm nay, Minh Nguyệt mời quý vị, chúng ta cùng nhau khám phá những bí ẩn xung quanh Ngài.

Phật A Di Đà
Phật A Di Đà

Bí ẩn thân phận của Đức Phật A Di Đà

Trong một bài pháp “Chúa Trời Phật Song Song” của Đức Phật, Ngài tiết lộ rằng: “Đức Phật A Di Đà là một hiện thân của Ông Trời”. Quý vị có thể đọc bài viết “Đức Phật Tiết Lộ về Ông Trời và Thượng Đế” để thấy rõ: Phật Tổ Như Lai, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà chính là ba hiện thân khác nhau của Ông Trời. Bởi vậy, ba vị đó – tuy là ba nhưng vốn là một mà thôi. Ông Trời hiện thân ở các cõi khác nhau để tùy duyên độ cho chúng sanh tu tập.

Đáng chú ý, hai vị Bồ Tát trợ giúp cho Đức Phật A Di Đà trong việc thuyết pháp thường được nhắc đến là Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát chính là hai bà vợ của Ngài.

  • Quán Thế Âm Bồ Tát là vị Phật Mẫu cầm cành dương liễu. Mẫu chính là Thiên Hậu Thánh Mẫu – người vợ đầu của Ông Trời.
  • Đại Thế Trí Bồ Tát là vị Phật Mẫu cầm bông hoa sen. Mẫu là Hoàng Quý Phi – người vợ thứ hai của Ông Trời.

Bí Ẩn Trong Tên Gọi của Ngài

“Nam Mô A-Di-Đà Phật” Có Nghĩa Là Gì?

Xưa nay chúng ta thường tụng niệm “Nam Mô A-Di-Đà Phật” nhưng chưa có sự thấu tỏ hết ý nghĩa. Bởi khi quan sát các bài chú, chúng ta thường thấy câu chú “Nam mô A Di Đà …” được Đức Phật giải mã như sau:

  • Nam mô → Nam môn: Việt Nam sẽ trở thành cánh cửa để Đức Phật xuống thế gian
    • Nam là ẩn của từ Việt Nam
    • Môn có nghĩa là cửa
  • A Di Đà → Địa Đàng: Thế giới Địa Đàng

Nam Mô A Di Đà có nghĩa rằng: Việt Nam sẽ trở thành cánh cửa, là nơi mà Đức Phật giáng thế xuống, để mở ra một thế giới Địa Đàng. Thế giới Địa Đàng là nơi có Phàm Thánh đồng cư, để Thánh có thể dẫn dắt người phàm tu tập.

Trích lời giảng của Đức Phật trong bài (Giải Mã) Chú Vãng Sanh

Vậy, “Nam Mô A-Di-Đà Phật” chính là lời kết cho thế giới Ta Bà sau này. Chúng ta vẫn sống ở trái đất nhưng nó sẽ trở thành Địa Đàng, con người sống biết yêu thương nhau và cùng nhau tu tập.

Tại sao Đức Phật lại chọn tên là A Di Đà?

Trong quá trình soạn sách Phật Giảng Con Nghe, Minh Nguyệt được Đức Phật cho biết rằng: chữ “A” trong từ “A Di Đà” là anpha, là chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái, và là số 1 – thể hiện cho sự khởi đầu.

Nên niệm Nam mô A Di Đà Phật trong hoàn cảnh nào?

Đức Phật có khuyên chúng sanh nên niệm Phật vào những hoàn cảnh phù hợp, Minh Nguyệt xin phép được trích dẫn là lời dạy của Ngài để chúng ta cùng biết đến.

Khi các con tỏ ngộ được một điều gì đó, hãy niệm Phật trong thanh tịnh “Nam mô A Di Đà Phật” hoặc “Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật”. Bởi khi tỏ ngộ được gì, chúng ta sẽ có công đức1 và niệm Phật như một cách để lưu trữ vào tâm thức hay tàng thức (A-lại-da thức).

“Nam mô A Di Đà Phật” cũng là câu niệm dùng để giúp cho chúng ta định tâm. Các chư Phật sẽ giúp cho chúng ta định tâm.

Ví như khi chúng ta gặp chuyện rắc rối và một lòng chúng ta tu, chư Phật sẽ hộ niệm để giúp chúng ta tập trung và định tâm, khiến lòng của chúng ta bớt rối. Từ sự định tâm, chúng ta sẽ nghiên cứu được nhiều thứ. Khi vỡ lẽ ra điều gì hay ngộ ra điều gì, ta thường thấy lòng an định và vui sướng, giống như Cực Lạc nhưng tại thế gian chứ không ở đâu xa.

Trích lời giảng của Đức Phật
  1. Công đức: Sống ở đời, việc chúng ta hóa giải tốt các nghịch duyên đến với mình cũng chính là công đức. Mời quý vị xem bài “Hiểu Đúng Về Công Đức Và Phước Đức” để sáng tỏ thêm về khái niệm này. ↩︎

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *