Tu Là Gì? Cách Tu Đạo Giải Thoát Dành Cho Phật Tử Tại Gia

tu là gì

Loading

Trước kia, Minh Nguyệt cũng từng tự hỏi ‘tu là gì?’ và nghĩ rằng việc cạo tóc, đi tu để rũ bỏ cuộc sống hồng trần chính là con đường tu tập. Tuy nhiên, sau khi nghe Đức Phật giảng về nguồn gốc của chúng sanh1, tôi đã nhận ra rằng cuộc sống và những trải nghiệm trong đời thực sự cũng là một phần quan trọng trong quá trình tu học của chúng ta.

Tu là gì?

Quá trình tu học2 không gì khác hơn là hành trình trôi lăn trong 6 cõi luân hồi, nơi chúng ta tích lũy công đức và phước đức. Mục đích là để mở ra trí huệ và lòng từ bi, những phẩm chất đã ẩn giấu trong mầm Phật của mỗi chúng sanh, bồi đắp cho vị Phật nhỏ trong thân tâm ta dần hoàn thiện. Mỗi chúng sanh, trước khi trở thành một vị Phật hoàn chỉnh, cần trải qua tất cả các học phần trong sáu nẻo luân hồi, từ niềm vui đến nỗi khổ. Vậy thì, thực chất “tu” là gì?”

  • Tu là sửabồi dưỡng tâm tánh để hướng đến những giá trị tốt đẹp. Trong quá trình đấu tranh nội tâm giữa bản năng và lý trí, nếu chúng ta nỗ lực để chiến thắng được bản năng thì đó chính là tu. Và tu tâm mới đắc đạo còn tu tướng thì không.
  • Tu là nhiệm vụ của tất cả chúng sanh trong trời đất này, bởi chúng ta được cha trời mẹ đất tạo ra để tu thành Phật và chúng ta chỉ có thể tánh không3 mà chưa có tự tánh4.

Tu tâm

Vậy, tu tâm có phải là mình siêng năng làm việc thiện? Việc siêng làm thiện chỉ là một phần của tu tâm mà thôi.

Tu tâm viết đầy đủ là tu tâm dưỡng tánh. Tu tâm tức là sửa và bồi dưỡng tâm tánh cho nó tốt đẹp. Thượng Đế cho chúng ta tính nóng nảy, tham lam, đố kị, đam mê, ham dục vọng, nhiều chuyện, thích nịnh bợ, nói dối để che đậy. Nếu chúng ta biết sửa, biết kiềm chế tất cả các tính xấu của bản thân và dung hòa tốt các mối quan hệ gia đình, xã hội thì được gọi là tu tâm.

Sâu xa hơn của việc tu tâm còn là chúng ta cần phải biết khám phá đạo để hiểu được nguồn gốc sâu xa của mọi hiện tượng. Ví như học về Tứ diệu đế (Khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế) để hiểu được về nguồn gốc của mọi cái khổ trong cuộc sống. Rồi chiêm nghiệm, so sánh và ứng dụng đạo vào trong cuộc sống ra sao để diệt khổ.Với trình độ của người thường, thì mấu chốt của việc tu tâm đơn thuần là làm tốt Bát chánh đạoTứ diệu đế.

Trích lời giảng của Đức Phật

Tu tướng

Tu tướng là mình chạy theo cái đẹp, cái huyễn hoặc bên ngoài. Ví như, nay Ta thấy rất nhiều Phật tử chỉ vì thấy Thầy nổi tiếng hoặc thấy chùa đẹp, chùa to lớn mà tới đó bái Thầy xin quy y. Nếu chỉ vì như vậy, đó là tu theo hình tướng.

Trích lời giảng của Đức Phật

Cách Tu Đạo Giải Thoát Dành Cho Phật Tử Tại Gia

Có Phật tử từng hỏi Đức Phật về cách tu đạo giải thoát dành cho người tu tâm. Minh Nguyệt xin phép được trích dẫn lại lời giảng của Đức Phật để quý vị có thể nghiên cứu và thực hành cho tốt.

✍️ Bài pháp được thuyết bởi: Kim Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngày thuyết: 20/03/2022

Trước tiên, các con cần hiểu về tu giải thoát. Giải thoát ở đây có nghĩa là giải thoát rốt ráo khỏi vấn đề sinh tử của một chúng sinh, để chúng ta không còn lệ thuộc vào nghiệp lực dẫn đến vấn đề phải trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi nữa.

Nhưng muốn thoát khỏi luân hồi, ta cần nắm được giáo lý cơ bản của Đạo Phật. Vì Đạo Phật chính là đạo giải thoát. Phật thể của chúng ta nằm trong hương linh và đang bị hương linh quản lý. Chúng ta cần phải dùng trí tuệ của mình để quản lý lại bản năng của hương linh.

Đấu tranh nội tâm (Ba la mật) giữa bản năng và trí huệ

Bản năng là thứ mà Thượng Đế ban cho chúng sanh, để giúp cho chúng ta có động lực sống và sinh tồn. Tuy nhiên, nó lại dẫn dắt ta vào việc thỏa mãn, ham muốn đủ thứ trên đời. Nó vốn là một con dao hai lưỡi, nếu chúng ta để mình bị chìm đắm thì khó để thoát ra được. Để kiềm chế được bản năng thì ta cần trí tuệ, sự nỗ lực thực hành và trải nghiệm nhiều. Khi làm chủ được bản năng, chúng ta đã là Thánh.

Thực hành giữ giới một cách trí tuệ, không giáo điều

Nhà Phật có năm điều cấm: Không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Để có thể thực hành giữ giới hiệu quả, không bị vướng vào giáo điều, các con cần thấu triệt pháp vô vinhư như bất động.

Ví như khi chúng ta còn tại gia, sống trong xã hội chịu nhiều thứ chi phối, nên áp dụng một cách linh hoạt như sau:

  • Không sát sanh: Không sát hại động vật một cách vô cớ, nhưng đôi khi vẫn phải vi phạm. Ví như thấy bầy rắn độc vây quanh lũ trẻ đang chơi, ta cần cân nhắc tiêu diệt bầy rắn để bảo vệ lũ trẻ.
  • Không trộm cướp: Không trộm cướp, không tùy tiện lấy đồ của người khác. Nhưng trong trường hợp vì cứu mạng người khẩn cấp, đôi khi chúng ta phải cân nhắc để lựa chọn có nên vi phạm bởi mạng người là quan trọng?
  • Không tà dâm: Giữ gìn hạnh phúc gia đình, không ngoại tình. Với vợ chồng vẫn nên say đắm và duy trì tình dục bình thường.
  • Không nói dối: Trường hợp nói thật mà gây hại, thì phải cân nhắc đến việc vi phạm. Ví như khi quân địch đến và chúng ta nói thật để khai ra nơi ẩn nấp của quân ta, thì đây là giáo điều trong việc áp dụng lời Phật dạy.
  • Không uống rượu: Phần này chúng ta nên mở rộng, để hiểu đúng dụng ý của Phật là không nên sử dụng các chất kích thích nói chung. Vẫn có thể uống rượu một cách có kiểm soát. Trong trường hợp cần thiết cho công việc, cho giao tiếp xã hội, buộc phải uống thì ta có thể uống mà như không uống, hãy như như bất động.

Thấu triệt Tứ diệu đế

Nắm vững giáo lý cơ bản của Phật học, giúp chúng ta hiểu được nguồn gốc của mọi cái khổ và biết cách diệt khổ; từ bỏ tham, sân, si, sĩ diện, ngạo mạn, nghi ngờ pháp.

Thực hành Bát chánh đạo

Hiểu rõ về Bát chánh đạo và thực hành tốt trong đời sống thường ngày sẽ giúp chúng ta an tâm, và nhàn nhã trên bước đường tu.

Phật tử tại gia nên nỗ lực để giải thoát từng phần, nỗ lực một cách từ từ và luôn làm chủ mọi hoàn cảnh, không để bị đắm chìm.

  1. Nguồn gốc của chúng sanh: Chúng sanh được cha trời mẹ đất tạo ra để đào tạo thành các vị Phật. Thân người vốn là phương tiện để cho linh căn bên trong tu dưỡng. Linh căn là cái chính, thân người là phương tiện. Linh căn là bất sinh bất sinh. Xem chi tiết về nguồn gốc của chúng sanh ↩︎
  2. Quá trình tu học để hiểu về quá trình tu học của chúng sanh, mời quý vị tham khảo phần (Giải Ẩn) Kinh Pháp Hoa – Phẩm “Phương Tiện” ↩︎
  3. Thể tánh không: Chúng ta được sinh ra từ cái không, và được xuất hiện trong suy nghĩ và trong kế hoạch đào tạo của Ông Trời (Thượng Đế). Mọi thứ mà chúng ta tạo tác đều nằm trong sự an bài của Ngài, và chúng sanh chưa có quyền tự quyết về số phận của mình. Xem chi tiết Lời Giảng Của Đức Phật Về Tánh Không ↩︎
  4. Tự tánh là khi chúng ta đã thành Phật, chúng ta có thể tự quyết định số phận của mình. Thể tánh của chư Phật là thể tánh thật. ↩︎

Các bài pháp quan trọng dành cho người tu tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *