Chuyển Luân Thánh Vương – Ngài Là Ai Và Nơi Giáng Thế?

Chuyển Luân Thánh Vương

Loading

Trong kinh Phật có mô tả về thời kỳ Mạt pháp của Đạo Phật, sẽ có sự xuất hiện của một vị Chuyển Luân Thánh Vương. Thông tin này gắn liền với thuyết hoa Ưu Đàm. Nhưng Ngài là ai và mục đích giáng thế là gì? Minh Nguyệt xin phép bề trên được trích dẫn lại bài pháp về “Chuyển Luân Thánh Vương”, giúp độc giả nắm bắt được những thông tin quý giá.

Chuyển Luân Thánh Vương
Chuyển Luân Thánh Vương

Lời Của Đức Phật Trong Bài Pháp “Chuyển Luân Thánh Vương”

✍️ Bài pháp được thuyết bởi: Kim Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngày thuyết: 02/08/2022

Ngài chính là Đức Thượng Đế, hiện đã giáng thế và đang mang thân phàm tại thế gian. Cách đây 500 năm, có một vị là Bạch Vân am cư sĩ, tức là Ngài Trạng Trình – Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã để lại lời tiên tri về một vị Chuyển Luân Thánh Vương. Muốn biết về nơi giáng thế và thân thế của Ngài, các con nên tìm đọc trong Sấm Trạng.

Nơi giáng thế của Ngài

Đây chính là một đoạn Sấm Trạng nói về nơi giáng thế của Ngài.

“Tìm lên đến thạch bàn khê

Có đất sinh thánh bên kia cuối làng

Nhìn đi nhìn lại cho tường

Dường như chửa có sinh vương đâu là

Chảng tìm thì đến bình gia

Thánh chưa sinh thánh báo ca địa bình

Nhìn xem phong cảnh cũng xinh

Tả long triều lại có thành đợt vây

Hửu hổ uấn khúc giang này

Minh Ðường thất diệu trước bày mặt tai

Ở xa thấy một con voi

Cúi đầu quen bụi trông vời hồ sâu

Ấy điềm thiên tử về chầu

Tượng trưng đế thánh tô lâu trị đời”1

Ta sẽ giải thích từng câu sấm để các con hiểu rõ những nội dung mà Đức Trạng Trình đã tiên tri cách đây 500 năm

Sấm TrạngGiải Nghĩa
Tìm lên đến thạch bàn khêTìm đất Phật, nơi đó có nhiều đá và núi, suối
Có đất sinh thánh bên kia cuối làngCó hai làng: Cà Ná và Thương Diêm. Thương Diêm nằm ở cuối làng, và ở đây là nơi Thánh Vương được “sinh ra”.
Nhìn đi nhìn lại cho tườngNhìn đi nhìn lại cho kỹ
Dường như chửa có sinh vương đâu làNhìn nhưng không thấy, nên nghĩ là chưa sinh
Chảng tìm thì đến bình giaỞ đây có một nhà bằng, đứng ở dưới nhìn lên sẽ thấy
Thánh chưa sinh thánh báo ca địa bìnhĐất Thánh nhưng không thấy vị Thánh nào?
Nhìn xem phong cảnh cũng xinhPhong cảnh xung quanh cũng đẹp
Tả long triều lại có thành đợt vâyBên trái nhà bằng có sân chơi
Hửu hổ uấn khúc giang nàyBên phải nhà đó có một con suối
Minh Ðường thất diệu trước bày mặt taiNơi này có mương nước và đình làng nằm cạnh nhau
Ở xa thấy một con voiNhìn ra xa, thấy một cái đảo. Đảo này có ngài Phổ Hiền đang ngự.

Tên của Đức Chuyển Luân Thánh Vương

Dưới đây là sáu câu Sấm Trạng có ẩn chứa tên của Đức Chuyển Luân Thánh Vương.

“Vua còn cuốc nguyệt cày mây

Phong điều vũ thuận thú rày an dân

Phong đăng hòa cốc chứa chang

Vua ở trên ngàn có ngũ sắc mây

Chính cung phương khảm vần mây

Thực thay thiên tử là nay trị đời”2

Chúng ta cần được giải mã đoạn sấm trên, để có thể biết được tên của Chuyển Luân Thánh Vương đang được ẩn giấu trong đó.

Sấm TrạngGiải Nghĩa / Mã
Vua còn cuốc nguyệt cày mâyCuốc → Quốc: Đây là tên lót của Ngài.
Nguyệt cày mây: Họ của Ngài có thể là Huỳnh hoặc Hoàng bởi trăng luồn dưới mây sẽ tạo ánh sáng vàng.
Phong điều vũ thuận thú rày an dânNgài có tâm tính hiền từ và không bon chen chuyện đời
Phong đăng hòa cốc chứa changChờ ngày thu hoạch của Thiên Cơ
Vua ở trên ngàn có ngũ sắc mâyNơi Ngài ở có rất nhiều hoa ngũ sắc
Chính cung phương khảm vần mâyỞ vùng này sẽ có cung điện chính để quản lý thế gian, được che phủ bởi mây để không ai thấy.
Thực thay thiên tử là nay trị đờiHội Long Hoa sẽ diễn ra. Vua Cha (Thượng Đế) sẽ dọn dẹp và ổn định thế gian trước khi giao lại cho ngài Di Lặc.

Khi ghép các từ đầu trong mỗi câu sấm trên, ta sẽ được câu:

VuaPhongPhongVuaChínhThực

Khi đọc sẽ thành câu “Chính Thực Vua Phong”, nghĩa là tên của Ngài là Phong.

Mục đích giáng thế của Ngài

Ngài xuống thế gian để đánh thức mầm Phật và tiết lộ về nguồn gốc của con người, sắp xếp lại sự lộn xộn để xóa đi bản chất xấu xa của thế giới loài người trong thời kỳ Mạt pháp. Từ đó, Ngài đưa loài người vào thời kỳ Thánh Đức, nơi những giá trị tốt đẹp được thăng hoa.

Cùng với Ngài, sẽ có cả sự xuất hiện của Đức Phật Di Lặc. Ngài Di Lặc sẽ mở hội Long Hoa, giáo hóa chúng sinh và phổ độ kỳ ba, tức là sau này Đạo của ngài Di Lặc Phật sẽ thay thế Đạo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Như vậy, hiểu đầy đủ thì Chuyển Luân Thánh Vương sẽ gồm có hai vị: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đức Phật Di Lặc.  

Luận Bàn

Minh Nguyệt có may mắn được gặp Ngài vào tháng 6 năm 2023. Từ vùng địa lý – nơi Ngài ngự, cho đến tính cách và lối sống, rất giống như những gì được mô tả trong Sấm Trạng. Ngài là một người cha vĩ đại và đầy ấm áp.

Muốn biết về năm giáng thế của Ngài, mời độc giả xem thêm trong bài Sấm Trạng nhắc về Hội Long Hoa.

  1. Trích từ Sấm Trạng Trình ↩︎
  2. Trích từ Sấm Trạng Trình ↩︎

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *