(Giải Ẩn) Kinh Pháp Hoa – Phẩm “Đề Bà Đạt Đa”

Đề Bà Đạt Đa

Loading

Mời quý vị cùng lắng nghe Đức Phật giải ẩn phẩm “Đề Bà Đạt Đa” trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Để biết điều gì được bề trên ẩn chứa trong đây.

Phẩm “Đề Bà Đạt Đa”

✍️ Bài pháp được thuyết bởi: Kim Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngày thuyết: 19/08/2021

Bàn Về Phần Đạo

Đây là phẩm thứ 12 trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Trong phẩm này, chúng ta sẽ thấy rằng Đức Phật thọ ký cho ông Đề Bà Đạt Đa. Tuy nhiên, trong kinh điển Phật giáo Nguyên thủy thì ông Đề Bà Đạt Đa được mô tả như một nhân vật đóng vai nghịch duyên với Đức Phật. Điều này nhằm nhấn mạnh rằng trong Đạo Phật cũng có mầm mống của sự suy đồi, thể hiện bởi người có ma tính và chuyên hại Phật.

Thực tế, ông Đề Bà Đạt Đa vốn là một vị Vua Trời1, được Đức Phật sai xuống thế gian để đóng vai nghịch duyên với Ngài. Điều này nhắc chúng ta nhớ về vòng thái cực.

Hãy nhớ rằng trong âm có dương, và trong dương cũng chứa đựng âm. Như vậy, ta có thể hiểu rằng trong Đạo Phật cũng chứa đựng những khía cạnh làm mầm mống, cái họa cho sự suy đồi. Tương tự, như ban ngày vẫn tồn tại trạng thái ban đêm, và ban đêm ẩn chứa trạng thái của ban ngày. Trong mỗi cơ thể con người cũng vậy, ngay cả khi khỏe mạnh thì vẫn có sự tiềm tàng về mầm mống bệnh tật ở bên trong.

Trong phẩm này, Đức Phật muốn nhấn mạnh rằng khi mầm mống họa của Đạo Phật lan tỏa và phát triển mạnh mẽ, tạo nên màn đêm u tối. Từ đó, Đạo Phật sẽ trải qua thời kỳ tan rã và Đức Phật sẽ quay trở lại. Bởi vì sau màn đêm u tối thì sẽ đến bình minh ló rạng.

Chúng ta sử dụng ngôn ngữ Đà La Ni để tìm ẩn ý trong tên “Đề Bà Đạt Đa” của phẩm này:

  • Đề Bà → Đà Bề → Đa Bề
  • Đạt Đa → Đạt Đạo

Đề Bà Đạt Đa”: Có nghĩa là nhiều bề để đạt đạo, không phải cứ theo đạo Phật mới có thể đạt được đạo. Ở đây, ý của Đức Phật muốn nói rằng những người đóng vai nghịch duyên cũng đạt được đạo và thành Phật. Bởi những người đóng vai nghịch duyên là do Đức Phật sắp đặt, để làm đối chứng cho người khác biết tu đúng. Phát hiện được họ là ma đạo thì sẽ tu đúng, theo ma đạo thì sẽ là tu sai. Có thể coi họ chính là thuốc thử.

Bàn Về Phần Đời

Trong phẩm này, chúng ta thấy rằng Đức Phật thọ ký cho ông Đề Bà Đạt Đa thành Phật với hiệu là Thiên Vương, cõi nước có tên là Thiên Đạo. Ta sẽ phân tích từ “Thiên Vương” và “Thiên Đạo” để tìm ra các dấu hiệu mà Đức Phật sẽ xuất hiện trở lại.

Thiên Đạo → Thao Điện, có nghĩa là đầy rẫy thủy điện trên dòng sông Mê Kông để ngăn dòng nước từ Trung Quốc đổ về. Khi hiện tượng này xuất hiện kèm với hoa Ưu Đàm, thì Đức Phật là đã có mặt trên thế gian.

Thiên Vương → Thương Viên, có nghĩa là rất thương những khu vườn không có nước tưới và bị ngập mặn, nhiều cây phải chịu hạn. Vì nước Trung Quốc không về do đã làm thủy điện. Đây cũng là dấu hiệu để thấy Đức Phật đã quay trở lại.

Tiếp theo, chúng ta cùng tóm lược lại các đoạn kinh trong phẩm này, để xem Đức Phật đã ẩn giấu điều gì trong đó.

Tóm lược đoạn kinh 
Đức Phật nói về quá khứ đã từng đạt được sáu pháp Ba La Mật là nhờ vị Tiên nhân khi ấy là ông Đề Bà Đạt Đa ngày nay.
Bấy giờ có Bồ Tát Trí Tích theo hầu Đức Đa Bảo Thế Tôn thì đã bạch Phật Đa Bảo để trở về nước nhà thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo rằng nên chờ Ngài Văn Thù Sư Lợi để cùng luận về pháp mầu. Ngài Văn Thù Sư Lợi trở về từ nơi Long cung nước La Kiệt La.
Bồ Tát Trí Tích liên hỏi về thành tích giáo hóa chúng sanh ra sao, thì Ngài Ông Văn Thù Sư Lợi nói rằng: “có vô số người đắc đạo thành Bồ Tát, có con gái Long Nữ của Long Vương, 8 tuổi sắp thành Phật”.
Vì thấy thành Phật nhanh nên Trí Tích Bồ Tát tỏ ra thắc mắc và thấy khó tin. Ngài Xá Lợi Phật cũng tỏ ra hoài nghi. Bởi thân nữ vốn đã khó thành Phật, vậy sao lại có thể nhanh thành Phật như vậy.
Thấy vậy, Long Nữ bay tới và dâng viên ngọc rồng cho Đức Phật, và quay sang hỏi các Ngài rằng: ‘Tôi dâng ngọc báu, Đức Thế Tôn nhận cho, việc đó có nhanh chóng không?’
Lúc đó Bồ Tát Trí Tích và Ngài Xá Lợi Phất đáp: ‘Rất nhanh’.
Long Nữ đáp lời rằng: ‘Ngài dùng sức thần thông xem tôi thành Phật còn nhanh hơn thế’. Thế rồi Long nữ về cõi nước Vô Cấu thành Phật.

Có một số từ trong đây, chúng ta có thể phân tích như là: “Long Vương”, “Ta Kiệt La”, “Ngọc rồng”, “Ba La Mật”, “Trí Tích

Long Vương → Lưỡng Vong: ý rằng dòng sông Cửu Long sẽ bị chết hai đầu rồng, từ chín nhánh còn bảy nhánh. Lúc đó, Đức Phật sẽ quay trở lại.

Ta Kiệt La: Có nghĩa là Đạo Thích Ca sẽ bị liệt.

  • Ta Kiệt → Tiệt Ca
  • Kiệt La → Ca Liệt
  • Ta La → Tái Lai

Vào thời kỳ Đạo của Đức Phật bị liệt, có hai con rồng bị chết không thể đổ ra biển thì Ngài sẽ quay trở lại.

Ngọc rồng → Long Trâu, ẩn của từ “Long Cửu Sông Thổ Châu”, ám chỉ về đồng bằng Sông Cửu Long. Khi ngài Văn Thù Sư Lợi nói mình giảng pháp ở đó, điều này dẫn đến sự ẩn ý rằng trong tương lai, Ngài sẽ trở thành ông Huỳnh Phú Sổ, người sáng lập đạo Phật giáo Hòa Hảo và thực hiện giảng đạo tại vùng đó.

Tám tuổi: Số 8 là quẻ Khôn ☷, hướng Tây Nam. Ở đây, chúng ta cần chú ý đến tỉnh An Giang, bởi tỉnh này nằm ở phía Tây Nam. Ẩn ý ở đây là ngài Văn Thù Sư Lợi muốn nói về nơi Ngài lập đạo. Ngài đã nói trước trong tương lai là vậy.

Lưỡng Vong: Mất hai cửa. Trước đó có chín cửa, bây giờ chỉ còn bảy cửa.

Cửu Long: Chín Rồng, mất đi hai rồng thì còn bảy rồng.

  • Chín vía: Con gái
  • Bảy vía: Con trai

Hai vía ở đây là tương ứng với hai cửa sông bị mất.

Ba La Mật → Ba Lai Mất, ý rằng cửa Ba Lai bị mất. Lý do mất là vì đã khâu con sông bằng một cái cống để chặn nó lại.

Vô Cấu → Không Cấu → Khâu Cống: Ý rằng nhà nước đã “khâu” cống, chặn con sông này lại.

Ngẫm lại, chúng ta sẽ thấy rằng Phật Thích Ca chính là Thượng Đế, bởi Ngài đã sắp đặt hết mọi chuyện trong tương lai.

Trí Tích: Tích trữ làm tắc cửa sông. Nhắc đến cửa sông Ba Thắc. Đây là cửa sông còn lại bị mất.

Trong thời gian này, có một hệ phái Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam được ra đời vào thời kỳ dòng Cửu Long bị thắt dòng Ba Thắc. Hệ phái này do tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng, để dung hòa giữa Phật giáo phát triển và Phật giáo Nguyên thủy.

Trí Tích → Trích Tý → Trích Thử → Trữ Thích: ẩn ý rằng có chứa Đạo Phật Thích Ca.

Trí: Có nghĩa là chậm rãi. Trong Đạo Khất Sĩ, người ta đi khất thực và thường đi chậm rãi.

Tích: Ẩn ý rằng tổ sư bị ngăn cản, bị một số người lạ bắt đi và không còn tung tích. Do đó, hệ phái không rõ Ngài còn sống hay đã mất. Họ chỉ để thờ mà không thắp nhang.

Tóm lại, khi dòng sông Cửu Long mà đầu nguồn bị chặn, những khu vườn bị nhiễm mặn, và dòng sông này chỉ còn có bảy nhánh đổ ra biển thì Đức Phật Thích Ca sẽ quay trở lại.

Luận Bàn

Quý vị có thể tìm hiểu trên internet để biết về hiện trạng dòng sông Cửu Long chỉ còn 7 nhánh. Và kiểm tra coi 2 nhánh bị mất là những nhánh nào.

Xem thêm

  1. Vua Trời: Trên cõi trời có rất nhiều tầng, và mỗi tầng trời sẽ có một vị vua nhỏ quản lý tầng trời đó. Người có vị thế lớn nhất, quản lý chung chính là Đức Thượng Đế (Ông Trời). ↩︎

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *