Căn Là Gì? Hiểu Về Căn Tu Và Căn Làm Thầy

căn là gì

Loading

Trong tâm linh, căn thường được hiểu là những khả năng hoặc đặc tính bẩm sinh liên quan đến việc cảm nhận hoặc kết nối với yếu tố tâm linh. Nó có thể bao gồm khả năng xem bói, nhìn thấy linh hồn, hoặc cảm nhận năng lượng tâm linh. “Căn” thường được coi là đặc quyền hiếm có và có thể được khai mở sau một thời gian bị hành căn. Hôm nay, Minh Nguyệt sẽ trích dẫn lại một bài pháp của Đức Phật để quý vị hiểu được căn là gì?

căn là gì
căn là gì

Căn là gì?

✍️ Bài pháp được thuyết bởi: Kim Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngày thuyết: 04/07/2021

Căn ở đây là viết tắt của từ “căn số”, trong đó:

  • Căn là căn cốt, gồm những công việc được định, hay còn gọi là an bài sẵn.
  • Số là số mệnh, tức là số mệnh đã được an bài với công việc Trời giao.

Những người mà Trời không giao việc gì, chỉ lo trải nghiệm để tu học, thì gọi là căn tu. Nếu có căn tu Phật, thì đến một lúc nào đó, họ sẽ phát nguyện quy y và thọ ngũ giới. Có thể tu tại gia, hoặc làm linh mục,…

Những người được giao nhiệm vụ thì có căn làm thầy. Mà thầy thì có các loại sau:

  • Căn làm thầy tâm linh (cứu nhân độ thế)
  • Căn làm thầy dữ (chuyên hại người)
  • Nhà ngoại cảm

Căn làm thầy tâm linh cứu nhân độ thế

Với căn làm thầy tâm linh, thì buộc họ phải có sự liên thông với thế giới vô hình. Vậy nên, khi sinh ra, họ đã được Ông Trời đặt sẵn một “khả năng” trong thân và tâm. Đến một thời gian do Trời định, thì người này sẽ bắt đầu khai căn (tức là mở căn). Lúc này, họ sẽ bị căn hành. Người đời nhìn vào nghĩ rằng họ bị “khùng”, “điên” trong khi bác sỹ thì thường sẽ kết luận là không điên.

Tùy căn cơ, càng cao siêu thì thời gian bị hành và mức độ bị hành sẽ lâu hơn, có người bị hành đến vài năm mới khai căn xong. Giai đoạn khai căn là một giai đoạn với nhiều đau đớn, mệt mỏi về thân xác. Sau giai đoạn căn hành, họ sẽ được khai căn.

Kết quả sau khi khai căn:

  • Thấy được người âm (vong linh, hương linh, linh căn). Có nhiều người thấy được mà không nói được; có người không thấy bằng mắt nhưng thấy bằng tai.
  • Có khả năng cúng
  • Có Long Thần, Hộ Pháp để sai khiến (không phải vị thầy nào cũng có)
  • Cho nhập hồn, mượn thân

Lý do cần thầy tâm linh

(1) Thời nay ma loạn

Thời kỳ Mạt pháp là thời kỳ Ông Trời cho phép ma tung hoành1, với mục đích để thử Trí của người tu. Khi đốt vàng mã, thường ma sẽ “nhận”. Có nhiều trường hợp, dù người nhà năng cúng và đốt vàng mã, nhưng người âm vẫn chịu cảnh đói khát. Bởi vì có những nguyên tắc mà chỉ các vị thầy được giao nhiệm vụ mới biết, để giúp người âm nhận được vàng mã. Nên, chúng sanh cần chú ý: nếu đốt không đúng cách hoặc đốt quá nhiều, cũng chỉ gây ô nhiễm môi trường.

(2) Đốt vàng mã cần trong sự kiểm soát

Ví như, người dương đốt quá nhiều mà dưới âm cũng hóa hiện vật thực với lượng tương tự, thì sẽ gây ảnh hưởng giống như một sự lạm phát dưới cõi âm. Bởi vậy, cần có nguyên tắc để quản lý; bên dưới sẽ soi xét, để tùy trường hợp mới hóa hiện vật thực tương ứng.

(3) Người cõi âm và cõi dương cần có sự kết nối để thể hiện sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau

Ông Trời muốn người cõi âm và cõi dương có sự kết nối. Đức Thượng Đế đã ban sắc lệnh cho việc đốt vàng mã. Ngài coi nó là một phương tiện để người dương tạo phước thông qua việc kết nối và quan tâm tới với người âm. Người dương cần bày tỏ tấm lòng dành cho người âm, bởi những người thân đã mất luôn cần đến sự quan tâm tình cảm từ người dương. Tuy nhiên, việc nhận vàng mã cần trong giới hạn phước nghiệp của người âm, và trong sự kiểm soát thông qua các thầy tâm linh, chứ không tự phát.

(4) Có thầy chuyên làm bùa ngải hạ người

Có một số thầy dữ chuyên làm chuyện hại người như làm bùa hoặc ngải, bởi vậy cần có các thầy tâm linh để hóa giải khi chúng sanh đó đã trả hết nghiệp.

Mất khả năng khi hết thời

Khi hết thời, tức là hết thời gian Ông Trời giao nhiệm vụ thì sẽ hết khả năng. Họ có thể vẫn thấy vong nhưng cúng không còn hiệu quả, không còn linh ứng như trước nữa.

Căn làm thầy dữ

Lý do cần có thầy dữ bởi chúng sanh cần trả nghiệp. Hay nói theo kinh Phật, khi đã tạo tác nghiệp xấu, theo luật nhân quả, họ sẽ phải trả nghiệp. Bởi vậy, Ông Trời đã sắp đặt để có các thầy vào vai dữ, khiến chúng sanh gặp nạn.

Cuộc đời ai cũng được định sẵn; trước khi sinh ra, chúng ta đã được định sẵn cả rồi. Khi cho ai đó đi đầu thai, các vị có trách nhiệm trên Trời sẽ soi xét vong đó, xem họ đã trải qua các học phần nào và còn thiếu học phần gì, hay đã trả nghiệp hoặc chưa từng gây nghiệp. Sau khi soi xét xong, các chư vị sẽ soạn ra kịch bản cho kiếp mới để đảm bảo họ trải qua đủ các học phần được yêu cầu của Ông Trời. Sau đó, chờ hoàn cảnh phù hợp, họ sẽ được đi đầu thai và trải nghiệm theo kịch bản đã được định sẵn.

Nên nhớ:

  • Một kiếp người = thời gian làm người + thời gian sống dưới âm gian sau khi chết.
  • Không nên lạm dụng đốt vàng mã.
  • Vào dịp lễ tết hay cúng giỗ, người nhà mổ heo bò thì người mổ sẽ phải mang nghiệp sát sinh chứ không phải người âm. Bởi ai làm thì người đó mới phải chịu tội.

Luận Bàn

Tới đây, chắc quý vị sẽ thắc mắc tại sao cứ phải trải qua giai đoạn hành căn. Qua tìm hiểu, Minh Nguyệt thấy rằng giai đoạn hành căn là để cho thân người trở nên “nhũn”. Khi “nhũn” đủ, thì nguyên thần2 của người đó mới có thể hợp nhất được với thân phàm. Từ đó, họ mới có đầy đủ các khả năng để làm các công việc tâm linh, tức là khai mở được các khả năng mà người phàm không có.

Giống như Đức Phật, trong đêm Ngài thành đạo, thực chất là lúc nguyên thần của Ngài đã hợp nhất với thân phàm. Nên lúc đó, Ngài có thần thông và thấu suốt tất cả mọi việc trong vũ trụ này. Minh Nguyệt tiết lộ điều này cho quý vị biết, bởi Ngài vốn là hiện thân của Ông Trời (là trên hết). Việc Ngài xuống thế gian là để lập đạo và làm gương, giáo hóa cho các con tu học theo. Chứ không phải là Ngài xuống thế gian để tu học rồi đắc quả, như nhiều người vẫn “cố chấp” trong suy nghĩ đó, mà không chịu khai trí để nhìn ra thực tướng của vũ trụ này.

Khi thấy mỗi đạo có những triết lý riêng và có sự khác nhau giữa các đạo, chúng ta nên hoài nghi về thực tướng của vũ trụ này. Thay vì chỉ nhìn vũ trụ qua triết lý của đạo mình, coi nó là số một và nỗ lực bài trừ kiến thức của các đạo khác, tư duy đó không được coi là Chánh Kiến. Chúng ta nên hiểu rằng, đó cũng là Tà Kiến.

  1. Ma tung hoành, cả Phật lẫn Ma đều do Ông Trời tạo ra. Xem nguyên cớ vì sao tại đây ↩︎
  2. Nguyên thần không phải ai cũng có, với người phàm thì thường chỉ có hồn khôn. ↩︎

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *