Dục Vọng Là Gì? Và Tứ Diệu Đế

dục vọng là gì

Loading

Con người chúng ta được Ông Trời (hay còn gọi là Thượng Đế) cho sẵn bản năng. Khi còn là một đứa trẻ dù chưa biết gì, chúng ta đã biết hành theo bản năng – những khả năng đã cài đặt sẵn trong thân của chúng ta. Mục đích của Ông Trời là giúp chúng ta có động lực để sinh tồn, nhưng bản năng lại là con dao hai lưỡi, thường dẫn chúng ta đến với những dục vọng. Vậy, dục vọng là gì và cách để quản thúc được nó?

Dục vọng là gì?

Dục vọng là sự khao khát mạnh mẽ hoặc mong muốn, hay ham muốn về những thứ như là: vật chất, thể chất, tinh thần, cảm xúc. Dục vọng đến từ những nhu cầu về miếng ăn, tình yêu, tình dục, quyền lực, tiền bạc, tri thức, sự tiện nghi, hay những nhu cầu khác.

Dục vọng không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực. Chúng ta giữ mọi thứ trong giới hạn cho phép và phù hợp với các chuẩn bị đạo đức, thì dục vọng lại là thứ để thúc đẩy chúng ta tiến bộ và ngược lại thì dục vọng sẽ là nguồn gốc của khổ đau.

Cách kiểm soát dục vọng

Muốn kiểm soát được dục vọng, chúng ta cần thấu triệt về Tứ diệu đế để hiểu bản chất của thế gian là khổ. Từ đó, nỗ lực thực hành đấu tranh nội tâm để lý trí luôn thắng được bản năng, và giữ mọi thứ trong giới hạn cho phép. Muốn lý trí thắng được bản năng thì chúng ta phải nâng cao được trí tuệ và rèn nghị lực. Bởi có trí tuệ chúng ta mới có thể nhận diện ra những gì là đúng đắn để dùng nghị lực của mình kiểm soát bản năng, giữ cho những dục vọng không bị đi quá xa.

Trích lời giảng của Đức Phật về Tứ Diệu Đế

✍️Bài pháp được thuyết bởi: Kim Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngày thuyết: 11/08/2021

Để hiểu rõ về Tứ Diệu Đế, các con cần hiểu ý nghĩa của các từ “diệu” và “đế” là gì.

  • “Diệu”: Vi diệu, kỳ diệu, sự biến hóa nhờ vào việc mình hiểu mà mình bỏ được những cái khổ. Tuy đơn giản nhưng lại không đơn giản.
  • Đế: Cơ bản, tức là vấn đề cơ bản trong đạo Phật.

Khổ Đế: Bản chất của thế gian cơ bản là khổ, ngụ ý rằng người thế gian phải khổ.

Tập Đế: Tập hợp cái khổ, tập là sự hun tập từ kiếp trước cho đến kiếp này, hoặc từ nhiều kiếp do nhu cầu, do ham muốn, do tham lam, do sân si mà gây khổ như mình cần miếng ăn, cần sự tiện nghi, cần tình yêu, tham lam quyền lực, tham giàu, …

Diệt Đế: Diệt cái khổ, tiêu diệt cái khổ trong tâm của mình. Mình có thể khổ thân xác nhưng trong tâm mình nhẹ nhàng. Chỉ có cách diệt nó, mình mới hết khổ.

Đạo Đế: Để diệt khổ, phải có con đường hoặc phương pháp để diệt khổ.

Chúng sanh nên nhớ rằng: “Con đường ở đây là sử dụng Bát chánh đạo để diệt khổ.”

Mời quý vị xem bài viết liên quan: Thập Nhị Nhân Duyên – Cách thoát khỏi Vô Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *