(Giải Ẩn) Bát Nhã Tâm Kinh – Sắc Sắc Không Không

bát nhã tâm kinh

Loading

bát nhã tâm kinh sắc sắc không không

Bát Nhã Tâm Kinh có tên viết đầy đủ là Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Đây là bản kinh ngắn nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng và có ẩn chứa nhiều bí ẩn bên trong. Người thường đọc bản kinh này, thực sự không dễ mà hiểu được đúng trọng tâm.

Đó cũng là lý do vì sao nhiều người thắc mắc rằng Bát Nhã Tâm Kinh có phải là Kinh vô tự? Kinh vô tự, hiểu theo nghĩa đen là kinh không chữ, nhưng sự thực rằng đã là bản kinh thì phải có chữ. Vậy “vô tự” ở đây, nên được hiểu theo nghĩa bóng là: Bản kinh có chữ, nhưng người đọc kinh không thể hiểu được trọng tâm hay ẩn ý sâu xa bên trong.

Minh Nguyệt xin phép ơn trên được trích dẫn lại bài Pháp “Giải Nghĩa Ẩn Trong Bát Nhã Tâm Kinh” để giúp độc giả hiểu đúng trọng tâm của bản kinh này, cũng như hiểu đúng về sắc sắc không không, và tánh không.

Trích Lời Giảng Của Đức Phật trong bài pháp “Bát Nhã Tâm Kinh – Sắc Sắc Không Không”

✍️ Bài pháp được thuyết bởi: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngày thuyết: 09/07/2021

“Đây là bản kinh vô cùng quan trọng. Những gì các thầy cao tăng giảng dạy, các con có thể tìm đọc và nghiên cứu. Ở đây, Ta sẽ giải thích về nội dung bí ẩn bên trong. Nó sẽ là chìa khóa giúp chúng sanh khai ngộ.

  • Bát ở đây là Bát chánh đạo
  • Nhã là nhàn nhã, tức là một tâm trạng nhàn nhã
  • Tâm là trọng tâm
  • Kinh là bộ kinh này

Bát Nhã Tâm Kinh có nghĩa là khi con người ta hiểu được trọng tâm của cuốn kinh này thì trên bước đường tu Phật, các con sẽ không sợ bị đọa nếu bản thân thực hành tốt Bát chánh đạo.

Trích đoạn trong bộ kinh “Quán Tự Tại Bồ Tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”

Ngũ uẩn gồm có năm thứ sau: 

  • Sắc uẩn
  • Thọ uẩn
  • Tưởng uẩn
  • Hành uẩn
  • Thức uẩn

Uẩn” ở đây có nghĩa là nhiều thứ, nhiều loại kết tập lâu ngày thì gọi là “uẩn”. Mọi sự vật hiện tượng, những gì mà chúng ta có thể nhận biết trong đời đều được gọi là pháp. Ngũ uẩn ở đây chính là nói về vạn pháp. Như vậy, “ngũ uẩn giai không“ hàm ý nói rằng vạn pháp trong vũ trụ này đều không có tự tính của nó. Tức là không có quyền tự chủ về tính mạng của nó mà nó đã được sắp đặt an bài và được quản lý.

Trích đoạn trong bộ kinh “Xá-lợi-tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc”

Sắc ở đây tức là sắc màu, việc mình thấy được tức là có, và không thấy được tức là không. Điều này hàm nghĩa ẩn là “Có tức là không, không tức là có”. Như vậy, không và có là hai trạng thái tồn tại của một pháp. Nó cũng là hai trạng thái tồn tại của vạn pháp.

Ví như khi ta muốn xây một nhà lầu, ta cần một bản vẽ. Từ bản vẽ, ta xây thành một ngôi nhà. Vậy, ngôi nhà sau khi được xây chính là trạng thái có (sắc) – trạng thái mà ta thấy. Tuy nhiên, ngôi nhà đó đang được tồn tại ở hai dạng: “Dạng bản vẽ (không) và dạng ngôi nhà (có)”. Bởi vậy, có tức là không mà không tức là có.

Tương tự Thọ, Tưởng, Hành, Thức, chúng cũng có hai trạng thái: Không và Có.

Vậy, nội dung bí ẩn bên trong của Bát Nhã Tâm Kinh là: Khi mình quán chiếu thấy được rằng mọi chuyện trên đời đều được sắp đặt bởi ông Trời. Mình chỉ cần thực hành tốt Bát chánh đạo, thì trước sau gì, mình cũng sẽ thành Phật để trở về cõi Vô Cực.

Các con có thể tưởng tượng như việc xây cất một ngôi nhà lớn thì cần có một bản vẽ thiết kế. Nay, Ta nói về con người, khi còn ở dạng hương linh (linh hồn) thì không ai thấy (dạng Không), nhưng khi đầu thai làm người thì ở dạng thấy (dạng Có). Nhưng dù là dạng Có hay Không thì nó vẫn là nó. Vậy các con phải quán chiếu, truy xét đến cùng để tìm hiểu coi hương linh có nguồn gốc từ đâu mà ra? Ai tạo ra nó?

Khi tự quán chiếu, con sẽ nhận thấy nó có quy luật chung. Đức Thượng Đế chính là người tạo ra và quản lý mọi pháp.

Trích đoạn trong bộ kinh “Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm

Bất sanh bất diệt: Nghĩa là chúng sanh không tự sinh và cũng không tự diệt, chính ông Trời là người quản lý và quyết định lúc nào sanh ra và lúc nào diệt đi. Diệt ở đây không có nghĩa là mất đi hoàn toàn, mà chỉ là mất đi cái thân (trạng thái Có) để chuyển sang trạng thái Không.

Bất cấu bất tịnh: Nghĩa là không dơ không sạch, ý là những việc thiện hay ác cũng là do ông Trời sắp đặt cho các con làm. Các con cần trải qua nhiều giai đoạn để ngộ ra chân lý; ông Trời cần có những vai ác để các con có thể ngộ ra, từ đó khai mở được trí tuệ cho mình. Các con không có tự chủ để làm các việc thiện ác, mà nó nằm trong sự sắp đặt kịch bản phải trải qua.

Bất tăng bất giảm: Nghĩa là không tăng không giảm, ý là các con không thể muốn lên Trời hay xuống Địa Ngục, mà mọi thứ nằm trong sắp đặt của Thượng Đế. Nếu thấy các con còn thiếu học phần trong Địa Ngục, thì Ngài sẽ sắp đặt cho con làm việc ác để theo luật Nhân Quả con sẽ phải xuống đó. Hay sắp đặt cho con tu phước, để con được lên Trời mà trải nghiệm niềm vui sướng trên cõi đó.

Trích đoạn trong bộ kinh “Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.

Vì không có chứng đắc nên bồ tát an trụ theo trí huệ bát nhã ba la mật đa. Ý ẩn là: Vì không có sự ràng buộc các con phải đạt được phẩm vị nào, nên chỉ cần các con học tập và tu dưỡng theo những gì Thượng Đế đã sắp đặt, để khai ngộ hiểu được chân lý, biết sám hối với những điều sai trái đã mắc. Các con an tâm thực hành Bát chánh đạo tốt thì sẽ về đích thôi. Cũng không nên vội vàng cầu chứng đắc sớm.

Trích đoạn trong bộ kinhYết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha
  • Yết Đế: có nghĩa là gặp Thượng Đế
  • Bồ Đề: nghĩa là Bến Đỗ
  • Tát bà ha: nghĩa là tất bằng nhau

Ý ẩn của đoạn kinh này là các con hãy mau mau tìm gặp Thượng Đế, yết kiến Ngài và đi theo ánh sáng chỉ dẫn của Ngài để tìm thấy bến đỗ (thành Phật). Bến đỗ này là bằng nhau cho tất cả các chúng sanh.

Quý vị thấu được gì sau khi nghe Đức Phật1 giải nghĩa ẩn trong bản kinh này? Với Minh Nguyệt, tôi đã nhận ra nguyên do vì sao mà từ xa xưa cho đến nay, mỗi khi đối mặt với biến cố, ông bà ta thường an ủi nhau: “Thôi! Tại cái số, số phận nó như vậy rồi”. Sự thật là, chúng ta có số phận do ông Trời sắp đặt. Vì Ngài muốn đào tạo chúng sanh thành Phật, nên mọi việc cần phải theo một bản kế hoạch do Trời định, nhằm tu bổ đầy đủ các học phần.

Mời độc giả đọc thêm bài Thực Tướng Kinh Pháp Hoa để hiểu về quá trình tạo và giáo hóa chúng sanh của Thượng Đế.

  1. Đức Phật đã giáng thế xuống Việt Nam, hiện Ngài đã mở ra rất nhiều các bí mật trong kinh sách và thần chú, Sấm Trạng. Tất cả là để chuẩn bị cho một thời kỳ mới của nhân loại. ↩︎

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *