(Chữ Nhẫn) Sanh Nhẫn, Pháp Nhẫn và Vô Sanh Pháp Nhẫn

chữ nhẫn

Loading

Hạnh Nhẫn là một hạnh quan trọng của người tu. Vậy, chúng ta nên áp dụng các pháp nào để có thể rèn chữ Nhẫn cho mình? Để giúp độc giả hiểu sâu về chữ nhẫn và biết cách rèn hạnh nhẫn, Minh Nguyệt xin phép bề trên được trích dẫn lại bài pháp “Sanh Nhẫn, Pháp Nhẫn và Vô Sanh Pháp Nhẫn” của Đức Phật.

Trích Lời Giảng Của Đức Phật Về Chữ Nhẫn

✍️ Bài pháp được thuyết bởi: Kim Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngày thuyết: 25/11/2021

“Nhẫn” ở đây hãy hiểu đơn giản là nhẫn nhịn, chịu khó. Để rèn chữ Nhẫn, chúng sanh cần hiểu rõ các khái niệm: sanh nhẫn, pháp nhẫnvô sanh pháp nhẫn.

Sanh nhẫn

Từ “sanh” trong đây là chúng sanh với nhau, nên “sanh nhẫn” có nghĩa là chúng sanh nhẫn.

“Sanh” ở đây cũng có nghĩa là cuộc sống và quan hệ giữa chúng sanh với nhau, bao gồm quan hệ giữa con người với con người, con người với động vật, … 

Vậy, chúng sanh nhẫn là con người cần nhẫn nhịn, nhẫn nhục với nhau một cách có trí tuệ và trong giới hạn. Đấu tranh chỉ nên xảy ra khi thực sự cần thiết, và đấu tranh trong trường hợp cần thiết cũng được coi là sanh nhẫn.

Nên nhớ mục đích của tu là khai mở trí huệ. Người tu cần có trí tuệ để nhận biết giới hạn và không nên giáo điều cho rằng người tu thì cái gì cũng phải chấp nhận chịu đựng. Hãy nhẫn một cách có trí tuệ!

Sanh nhẫn là một phần của pháp, nhưng vì nó đặc biệt và quan trọng nên được tách riêng để nói.

Pháp nhẫn

Pháp nhẫn là vạn pháp xung quanh ta. Tất cả các sự vật hiện tượng, những thứ mà mình thấy mình biết gọi là pháp. Kể cả bản thân mình, kể cả mọi người, hay các con vật xung quanh, đều được gọi là pháp.

Pháp nhẫn còn được hiểu là các hiện tượng thiên nhiên và hiện tượng xã hội xung quanh ta. Hầu hết, nó có tính áp đặt mà chúng ta phải học cách để chấp nhận.

Ví như khi đối mặt với hiện tượng thiên nhiên như mưa, bão, hay nắng, con người không thể kiểm soát được chúng. Chúng ta chỉ có cách là chấp nhận, thích nghi và hòa nhập với môi trường. Hãy tưởng tượng chúng ta gặp tình huống nắng nóng và đột ngột bị mất điện. Thường thì do cảm giác oi bức, chúng ta có thể trở nên căng thẳng, bực tức. Tuy nhiên, chúng ta có thể định lại tâm của mình. Hãy nghĩ rằng chúng ta là người tu, không nên tỏ ra tức giận. Chúng ta kiềm chế cảm xúc và chấp nhận sử dụng quạt giấy để thích nghi. Vậy, việc chúng ta nghĩ đến cách để kiềm chế cơn nóng giận cũng được coi là Pháp Nhẫn.

Vô Sanh Pháp Nhẫn

Thông thường trong Sanh Nhẫn và Pháp Nhẫn, để thực hiện được việc nhẫn, chúng ta thường đi tìm một lý do nào đó để nhẫn nhịn. Hiện tượng đi tìm lý do để nhẫn nhịn chính là quá trình khởi sinh của pháp.

Vậy, vô sanh pháp nhẫn ở đây có nghĩa là việc chúng ta nhẫn nhịn được mà tâm không cần khởi sinh nên pháp.

  • tức là không.
  • Sanh tức là sinh ra, khởi sanh.
  • Pháp là các sự vật, hiện tượng, hoặc để nói cụ thể hơn thì nó là cái lý do để thực hành Nhẫn.

Thường các vị Bồ Tát mới có thể đạt được vô sanh pháp nhẫn, bởi họ đã thấu hiểu được hồng trần, biết được nguồn gốc nguyên nhân sâu xa của vạn pháp. Nên họ sẽ không khởi tâm tìm lý do, biết và chấp nhận mọi sự trên đời này là tùy duyên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *