(Giải Mã) Hoa Văn Trống Đồng Đông Sơn – Ngọc Lũ

Trống Đồng Đông Sơn

Loading

Trống đồng Đông Sơn đã xuất hiện từ thế kỷ 6 TCN. Chúng là một biểu tượng văn hóa vô cùng quý giá, thường gắn liền với các nghi lễ tôn vinh thần linh và trở thành điều không thể thiếu trong âm nhạc truyền thống. Tuy nhiên, có những bí mật ẩn bên trong các hoa văn của mặt trống mà chúng ta chưa được biết.

Minh Nguyệt xin phép bề trên được trích dẫn lại bài pháp “Giải Mã Trống Đồng Đông Sơn”, để giúp độc giả nhận ra có sự tồn tại của Trời, Phật và có Thượng Đế. Và chính Ngài đã sáng tạo ra tất cả.

Trích Lời Giảng Của Đức Phật Trong Bài Trống Đồng Đông Sơn

✍️ Bài pháp được thuyết bởi: Kim Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngày thuyết: 16/07/2021

Trống đồng in sâu nét văn hóa người Việt. Khi giải mã xong, chúng ta sẽ thấy rõ một điều rằng văn hóa người Trung Quốc được kế thừa từ văn hóa người Bách Việt. Như bát quái cơ bản, kinh dịch, những hệ thống này từ âm dương và tứ tượng mà ra. Kinh Pháp Hoa và trống đồng Đông Sơn đều nói về lịch sử của Việt Nam. Xuyên suốt bộ Kinh Pháp Hoa đều nhắc về trống đồng. Chúng ta sẽ sử dụng Kinh Pháp Hoa – phẩm “Tựa” để giải mã ẩn bên trong của mặt trống.

Hoa văn Trống Đồng Đông Sơn gồm có:

  • 16 vành tròn đồng tâm
  • Ở giữa có mặt trời với 14 tia sáng.

Trống đồng có 16 vành tròn đồng tâm, được chia thành các loại vành khác nhau: vành âm dương, vành âm và vành dương sau:

Vành âm dương gồm các vành 1, 5, 11, 16, được dùng để ngăn cách giữa vành âm và vành dương. Chúng có chấm tròn bên trong, tương tự như khi trộn nước với xi măng sẽ thành phẩm và cứng chắc. Ví như vành 5 thì ngăn giữa vành 4 và 6.

Vành dương gồm các vành 3, 6, 8, 10, 12, 15, có cấu tạo hình học thể hiện sự vận động, sinh hoạt.

Vành âm gồm các vành 2, 4, 7, 9, 13, 14.

Mặt của trống đồng có thể tạo thành 7 quẻ bát quái và được chia làm 4 phần.

Phần 1Vòng tròn trung tâm☲ quẻ Ly
Phần 2Vành 1 ~ vành 5☵ quẻ Khảm
Phần 3Vành 5 ~ vành 11Quẻ: Ly, Khảm, Ly
Phần 4Vành 11 ~ vành 16Quẻ: Cấn, Chấn

Lý giải chi tiết: (Vạch âm được ký hiệu là – – và vạch dương được ký hiệu là ─)

–  Phần 1: Ở vòng tròn trung tâm chỉ thấy một quẻ Ly. Bởi vì mặt trời có 14 tia sáng. Con số 14 này thể hiện quẻ kinh dịch Hỏa Thiên Đại Hữu. Hỏa Thiên chính là biểu tượng của Mặt trời. Mặt Trời ứng với quẻ Ly ☲, ở vòng trung tâm. Ly là một trong tám quẻ bát quái.

Phần 2: Được ngăn cách bởi vành 1 và vành 5, nơi chứa các vành 2, 3, 4, tạo thành các vạch ☵(âm, dương, âm). Đây là quẻ Khảm.

Phần 3: Được ngăn cách bởi vành 5 và vành 11, nơi chứa các vành 6, 7, 8, 9, 10. Tạo thành các vạch dương, âm, dương, âm, dương. Cứ lấy 3 vạch làm một quẻ, chúng ta sẽ được ba quẻ: Ly, Khảm, Ly.

Phần 4: Được giới hạn bởi vành 12, 13, 14, 15, tạo thành các vạch dương, âm, âm, dương. Từ đó, chúng ta sẽ tạo được hai quẻ sau:

(1) Dương âm âm là quẻ Cấn ☶

(2) Âm âm dương là quẻ Chấn ☳

Sự kết hợp của Cấn (Sơn) và Chấn (Lôi) sẽ tạo thành quẻ Sơn Lôi Di. Vậy, phần 4 sẽ hình thành nên quẻ Di.

Cấn là hình ảnh của tay, Chấn là hình ảnh của chân. Ở đây, có ý rằng: “Anh em như thể tay chân. Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.

Chữ “Di” ở đây là nhắc về “Di Lặc”, ý rằng Ngài sẽ xuất hiện vào thời khắc cuối.

Vậy, có tất cả là 4 phần và 7 quẻ bát quái: Ly, Khảm, Ly, Khảm, Ly, Cấn, Chấn. Trong khi Kinh Pháp Hoa thì có 28 phẩm, chúng ta nhận thấy có một mối liên hệ là 4 * 7 = 28 phẩm. Và phân tích tiếp về quẻ Cấn và quẻ Chấn, chúng ta cũng thấy rằng:

Trị số của quẻ theo Tiên thiên bát quái
– Quẻ Cấn7
– Quẻ Chấn4
Phép tính: 7 * 4 = 28, có kết quả tương ứng với số phẩm trong Kinh Pháp Hoa.

Tìm ẩn ý từ nội dung Kinh Pháp Hoa

Trong Kinh Pháp Hoa, phần đầu của bộ kinh, Đức Phật thấy giữa chân mày có một sợi lông trắng. Ngài dùng hào quang để chiếu rọi về hướng Đông và thấy 18 ngàn thế giới. Ở đây, chúng ta phải hiểu rằng hướng Đông này là so với Ấn Độ. Điều này còn có nghĩa rằng đó là giang sơn phía Đông, tức là nhìn về Việt Nam – một đất nước có 18 đời Vua Hùng cai trị. Với sự kiện có cọng lông trắng giữa hai đầu lông mày, chúng ta sẽ sử dụng Đà La Ni với chiêu nói lái để tìm ra ẩn ý.

  • Lông trắng → lắng trông → lăng trống

Ở phía trên đầu tóc của Phật, có một phần u lên. Phần này được gọi là đảnh kế.

  • Đảnh kế → để cánh → để đánh (dùng để đánh trống)

Trong kinh sách thường nói rằng Đức Phật có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Nên nhớ rằng Phật vốn không có hình tướng, bởi vậy các con số này phải hiểu theo nghĩa bóng. Chúng ta có thể sử dụng các con số này để tính ra một đại kiếp: 32 * 2 * 80 = 5120. Và nhớ rằng 32 * 2 = 64, số 64 này cũng là số quẻ kinh dịch, cũng chính là nguyên tử khối của Cu (đồng); Trống đồng được làm bằng đồng.

Ý nghĩa của vành số 8

Khi quan sát vành số 8 của trống đồng, chúng ta sẽ thấy có 20 con nai (hươu). Đây là đại diện cho 20 vị Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh.

  • Nhật: Mặt trời (ban ngày)
  • Nguyệt: Mặt trăng (ban đêm)

Con số 20 này cũng đồng thời ám chỉ đến thế kỷ thứ 20, thời điểm Ngài sẽ giáng thế tại Việt Nam

Hình ảnh của Đức Phật

Chúng ta cùng phân tích hình ảnh Đức Phật qua hình mặt trống:

  • Mặt trời có 14 tia, chính là đỉnh đầu của Đức Phật.
  • Quẻ khảm chính là phần thóp của Đức Phật
  • Tiếp đó là các phần trán, mắt, mũi
  • Quẻ “Sơn Lôi Di” là miệng.

Ở miệng, chúng ta sẽ thấy vành 12 và vành 15 có hình răng cưa. Trong ngôn ngữ Đà La Ni thì răng cưarăng cửa.

Tìm số thập phân đang ẩn

Để tìm ra được một con số thập phân trong đây, chúng ta cần tìm một số nhị phân trước, dựa trên các vạch âm, vạch dương. Với các vạch âm dương thì chúng ta sẽ bỏ qua, không tính đến. Chúng ta sẽ đếm từ vành bên ngoài vào trong của mặt trống.

VànhLoạiSố ký hiệu
15Dương1
14Âm0
13Âm0
12Dương1
10Dương1
9Âm0
8Dương1
7Âm0
6Dương1
4Âm0
3Dương1
2Âm0
Dãy số nhị phân100110101010

Từ dãy số nhị phân là 100110101010, chúng ta cần đổi ra số thập phân tương ứng. Sau đó, thực hiện cộng tất cả các kết quả của từng phép tính để tìm ra con số thập phân.

Dãy số nhị phân n = 100110101010
2 * 0 + 1=1
2 * 1 + 0=2
2 * 2 + 0=4
2 * 4 + 1=9
2 * 9 + 1=19
2 * 19 + 0=38
2 * 38 + 1=77
2 * 77 + 0 =154
2 * 154 + 1=309
2 * 309 + 0=618
2 * 618 + 1=1237
2 * 1237 + 0=2474
Tổng kết quả của các phép tính4942

Dãy số nhị phân n = 100110101010, quy ra số thập phân tương ứng là 2474. Khi cộng tất cả các kết quả từ phép tính nhỏ lại, ta sẽ được con số cuối là 4942.

Phép tính: 1 + 2 + 4 + 9 + … + 2474 = 4942

Trống đồng có 16 vành và 14 tia sáng. Chúng ta tìm ra được một phép tính sau: (4942 + 16) : 14 = 354,142857. Đây là số ngày âm lịch của một năm.

Trong một năm có 12 tháng. Vậy, khi chia cho 12, ta sẽ được kết quả: 354 : 12 ≈ 29,5 ngày. Đây cũng chính là số ngày trung bình của một tháng âm lịch. Con số 12 này, cũng chính là tổng số vành âm và vành dương trên mặt trống (6 vành âm, 6 vành dương).

Tính Tiểu Kiếp và Đại Kiếp

Với những gì đã phân tích phía trên, chúng ta sẽ thấy rằng bên trong trống đồng là quẻ Ly, còn bên ngoài của trống là quẻ Chấn. Khi kết hợp lại sẽ thành Ly Chấn, chuyển qua ngôn ngữ Đà La Ni để tìm nghĩa ẩn:

  • Ly Chấn → Chân lý
  • Ly Chấn → Lân chí
    • Lân: ẩn của từ luân phiên
    • Chí: ẩn của năm chí tuyến

Điều này giúp chúng ta gợi nhớ về năm chí tuyến. Trong một năm chí tuyến, trái đất nghiêng về mặt trời hai lần.

Ta có phép tính tương ứng: 4942 + 84 * 2 + 4 = 5114 (1)

Trong đó:

  • Số 84 = 7 * 12 (12 vạch, 7 quẻ bát quái)
  • Số 2 liên quan đến từ Lân Chí. Năm chí tuyến thì trái đất nghiêng về mặt trời 2 lần.
  • Số 4 là số vành âm dương trên mặt của trống đồng.

Lấy kết quả của phép tính (1) là 5114, để chia cho 14 tia mặt trời thì được phép tính sau: 5114 : 14 = 365,2857 ngày. Đây chính là số ngày của một năm chí tuyến, cũng tương tự số ngày của một năm dương lịch.

Để tìm số năm của một đại kiếp, chúng ta thực hiện phép tính 5114 + 6 = 5120 (Số 6 này tượng trưng cho 6 cõi). Kết quả tương tự với phép tính 64 * 80 = 5120 (số 80 này đại diện cho 80 vẻ đẹp của Đức Phật). Vậy, con số 5120 này chính là số năm của một đại kiếp.

Trong kinh Phật, người ta thường giải ra số năm của một tiểu kiếp là 16,798,000 năm. Nhưng hãy hiểu rằng Đức Phật đang nói nghĩa bóng; hiểu theo nghĩa đen sẽ bị sai. Và nghĩa bóng cần hiểu ở đây là:

  • 16 là số vành trên mặt trống đồng.
  • Ba vành 7, 9, 8 tạo ra quẻ Chấn ☳, tức là số 4.
    • 7: vành âm
    • 9: vành âm
    • 8: vành dương
  • 000: Đây là các con số mang ý nghĩa tuần hoàn
    • 0: Chánh pháp
    • 0: Tượng pháp
    • 0: Mạt pháp

Từ đó, số năm của một tiểu kiếp sẽ là 16 * 4 = 64 năm, nó cũng tương tự như 64 quẻ kinh dịch. 

Như vậy:

  • Một tiểu kiếp là có 64 năm
  • Một trung kiếp sẽ là 64 * 20 = 1280 năm

Một đại kiếp sẽ là 1280 * 4 = 5120 năm, kết quả tương tự với phép tính 64 * 80 vẻ đẹp của Đức Phật.

Luận Bàn

Từ thế kỷ 6 TCN, người dân Bách Việt đã tạo ra được một sản phẩm văn hóa mà có ẩn chứa rất nhiều bí mật thông qua các hoa văn trên mặt trống. Tôi những tưởng chỉ có khoa học hiện đại mới có thể tính toán các dữ liệu dựa trên các con số nhị phân. Nhưng không phải, dãy số nhị phân này vốn đã được xuất hiện từ thế kỷ 6 TCN. Đúng là chính Thượng Đế (Ông Trời) đã tạo ra tất cả, và cả khoa học hiện đại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *