(Giải Mã) Chú Vãng Sanh Quyết Định Chơn Ngôn

thần chú vãng sanh quyết định chơn ngôn

Loading

Chú Vãng Sanh Quyết Định Chơn Ngôn dùng để trợ duyên cho người tu theo pháp môn Tịnh độ, với niềm tin rằng niệm Phật thành công sẽ giúp cho người tu được tiêu tan nghiệp chướng và dễ dàng vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà1.

Video Trì Tụng Chú Vãng Sanh

Công năng là như vậy, còn nội dung được ẩn bên trong bài chú này là gì? Mời độc giả cùng lắng nghe Đức Phật giải mã nội dung ẩn thông qua ngôn ngữ Đà La Ni.

Lời Giảng Của Đức Phật Trong Bài Pháp “Giải Mã Chú Vãng Sanh”

✍️ Bài pháp được thuyết bởi: Kim Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngày thuyết: 25/07/2021

Thần chú vang sanh quyết định chơn ngôn

Chúng sanh có thể quan sát để thấy rằng nhiều người niệm chú nhưng họ vẫn gặp nạn, hay nhiều người niệm chú để hồi hướng nhưng không thấy linh ứng. Bởi tất cả đều được chiếu theo luật nhân quả: việc gây nghiệp thì nhất định phải trả nghiệp, không thể nhờ vào niệm chú mà có thể tiêu trừ nghiệp. Tuy nhiên, việc tụng niệm thần chú vẫn mang một ý nghĩa trợ duyên.

Nay, Ta sẽ giải mã từng câu chú để cho người đời biết được những ẩn ý mà bề trên đã để lại.

1Nam Mô A di đa bà dạ:
Việt Nam là cửa ngõ cho Đức Phật giáng xuống thế gian, để Ngài sắp xếp lại thế giới Ta Bà thành Địa Đàng, hay còn gọi là thiên đàng dưới hạ giới. Trước khi bước vào thời kỳ thiên đàng, thì cuộc sống con người thường bê tha bừa bãi.
+ Nam Mô A di đa: Việt Nam là thế giới địa đàng dưới hạ giới, có Phàm Thánh đồng cư để Thánh có thể dìu dắt người phàm. Thời kỳ này sẽ có Ngài Di Lặc giảng đạo.
Nam Mô → Nam môn, tức là Việt Nam sẽ là cánh cửa. Bởi vì từ “Nam” là ẩn của từ Việt Nam, “Môn” có nghĩa là cửa.
A di đa → Địa Đàng, ý là thiên đàng dưới hạ giới.
+ Đa bà dạ: Trước khi bước vào thế giới Địa Đàng, thì nếp sống của một số người sẽ sống bừa bãi và bê tha.
– Bà dạ → bà thưa → bừa tha, tức là bừa bãi và bê tha
2Đa tha dà đa dạ:
Có hiện tượng nhiều người vì ham giàu mà sẽ lấy đại gia già và giàu.
– Đa → nhiều
– Tha → tham
– Dà → giàu
– Dà → già
– Đa dạ → đại gia
3Đa điệt dạ tha:
Thấy nhiều ông già cũng dại thay.
– Đa → nhiều
– Điệt là nói đến những ông già khoảng 80 tuổi
– Dạ tha → dại thay
4A di rị đô bà tỳ:
Sẽ thấy nhiều ông ăn diện để níu kéo tuổi ăn chơi và hưởng thụ, đua đòi theo giới trẻ. Họ thích có nhiều bồ hầu hạ khi đã về già, mà không chịu tu hành tìm hiểu về đạo.
– A di → ăn diện
– Rị → níu kéo
– Đô bà → đa bồ
– Tỳ → người hầu hạ
5A di rị đa tất đam bà tỳ:
Dù cho có ăn diện để níu kéo tuổi hưởng thụ cho thật đã, thì con người ta cũng phải xuống ba tấc đất mà thôi.
– A di → ăn diện
– Rị → níu kéo
– Đa → đã
– Tất đam → tam đất, tức là ba tấc đất
– Bà tỳ → đàn tỳ bà, thường có bốn dây. Mà bốn dây → bay dốn, tức là bay vốn
6A di rị đa tỳ ca lan đế:
Ăn diện níu kéo sự ăn chơi để cho người ta biết đến mình là ai. Họ nghĩ mình càng nhiều bồ nhí càng sướng như Vua, nhưng rồi chỉ để lại tỳ vết trong đời.
– A di → ăn diện
– Rị → níu kéo
– Đa tỳ → nhiều tỳ vết, nhiều bồ
– Ca lan đế → can la đế, tức là “càng là Vua”
7A di rị đa tỳ ca lan đa:
Họ nghĩ rằng càng cặp với nhiều bà thì càng được ca tụng khen ngợi.
8Dà di nị:
Tuổi già mà lo ăn chơi chỉ mang lại sự thương tổn cho đạo đức của mình, sẽ đánh mất đi sự thanh tao trong sạch.
– Dà → già, tức là người già
– Di → tổn thương
– Nị → dơ bẩn
9Dà dà na:
Tuổi già mà lại giả nai và muốn sống như tuổi trẻ. Hãy sống đúng với tuổi của mình, bởi không có sự thanh tao thì không thể đắc đạo.
– Dà → già, tức là người già
– Dà na → giả nai
10Chỉ đa ca lẹ:
Hãy cai cái thói quen đó.
– Chỉ đa → chả đi
– Ca lẹ → cai lệ, tức là cai thói quen
11Ta bà ha:
Thế giới Ta Bà gây mắc cười bởi thói quen này.
– Ta bà → thế giới mà người đời đang sống
– Ha → cười

Sau khi giải mã từng câu chú, chúng ta sẽ thấy thần chú này vốn là để bề trên nhắc nhở và khuyên răn một số người, rằng khi đã có tuổi rồi thì nên tìm hiểu về nhân sinh, để xem bên kia cửa Tử sẽ có những gì, thay vì cố gắng níu kéo sự hưởng thụ.

Luận Bàn

Sau khi nghe Đức Phật giải nghĩa ẩn trong bản chú, quý vị vẫn nên duy trì tụng niệm cho mục đích trợ duyên và nhớ nghĩ về lời dạy của Phật. Tuy nhiên, khi đã hiểu được những lời giải của Đức Phật, chúng ta không nên mong cầu được tiêu trừ nghiệp qua tụng niệm, mà cần hướng đến việc tu sửa tâm tánh bằng cách giữ giới và thực hành tốt Bát chánh đạo.

Xem thêm các bài giải ẩn thần chú khác:

  1. Đức Phật A Di Đà: Có những bí ẩn về thân phận và bí ẩn nằm ngay trong tên gọi của Ngài. Mời quý vị xem chi tiết tại bài viết “Đức Phật A Di Đà và Những Bí Ẩn Về Ngài“. ↩︎

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *