Phúc Bất Trùng Lai – Họa Vô Đơn Chí

họa vô đơn chí phúc bất trùng lai

Loading

 Từ xa xưa, người Trung Hoa đã đúc kết được một câu thành ngữ rất hay và đúng với thực tại của cuộc sống, đó là: “Phúc bất trùng lai, Họa vô đơn chí”. Phải chăng câu thành ngữ này có chứa ý nghĩa sâu xa mà bề trên muốn truyền đạt đến chúng ta? Mời độc giả cùng lắng nghe Đức Phật giảng về câu thành ngữ này.

Trích Lời Giảng Của Đức Phật Về “Phúc Bất Trùng Lai, Họa Vô Đơn Chí”

✍️ Bài pháp được thuyết bởi: Kim Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngày thuyết: 12/11/2021

Câu thành ngữ trên chính là những gì được đúc kết từ lâu, thậm trí còn là phương tiện để bề trên ẩn giấu một bí mật của nhà Trời.

Ý nghĩa cơ bản

  • Phúc ở đây là những điều may mắn, sung sướng, hạnh phúc.
  • Bất: Không
  • Trùng: Trùng lặp
  • Lai: Đến

Phúc bất trùng lai có ý rằng những điều may mắn, tốt đẹp khó đến trùng lặp tới lần hai, lần ba.

  • Họa: Tại họa
  • : Không
  • Đơn: Một

Họa vô đơn chícó ý rằng những điều không hay lại đến nhiều.

Vậy tại sao Phúc thì đến ít mà những điều không may lại đến nhiều? Tại vì ông Trời1 không cho phép chúng ta hưởng thụ nhiều, bởi hưởng thụ nhiều người ta dễ sinh hư. Ví như nhà giàu mà chỉ lo hưởng thụ, họ sẽ không biết đến giá trị của đồng tiền. Con người ta sống mà không bươn chải, không đấu tranh và không biết cách vượt qua khó khăn thì không thể tiến bộ. Trong khi ông Trời thì luôn muốn chúng ta trưởng thành để về với cõi Vô Cực2. Đó là lý do mà các Ngài cho tai họa nhiều hơn may mắn.

Ở đây, bề trên còn muốn nhắc nhở chúng ta rằng:

  • Phúc đến rất ít, vì vậy khi nó đến, chúng ta hãy biết trân trọng và tận hưởng.
  • Họa đến nhiều là để giúp chúng ta thông minh hơn, vượt qua được các thử thách thì sẽ có công đức. Khi họa đến, con người ta cũng dễ tìm đến đạo để khiến thân tâm an lạc, từ đó mà gieo duyên với đạo, rồi biết cách tu tập và trở nên tinh tấn.

Nghĩa ẩn bên trong của “Phúc Bất Trung Lai, Họa Vô Đơn Chí”

Trong câu thành ngữ trên còn chứa ẩn ý của bề trên, có liên quan đến Đạo Cao Đài. Nay, Ta sẽ gợi ý để chúng sanh có thể hiểu.

  • Lai → Như Lai (một trong 10 danh hiệu Phật). Ở đây hàm ý nói về Phật Tổ Như Lai
  • Trùng → Cửu Trùng Thiên (có chín tầng trời). Tầng thứ chín là Tạo Hóa Thiên.
  • Tạo Hóa Thiên là tầng trời của các vị tạo hóa, chính là Tiên Ông Bồ Tát Ma Ha Tát.
  • Chí: Chí Tôn
  • Đơn: Một
  • : Ẩn của từ Vô Thượng Bồ Đề

Ẩn ý rằng Phật Tổ Như Lai, tức là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chính là ông chủ của tầng trời Tạo Hóa Thiên. Còn người quản lý Cửu Trùng Thiên lại chính là bà Cửu Thiên Huyền Nữ. Khi dịch qua ngôn ngữ Đà La Ni của nhà Phật thì Cao Đài → Cai Đào → Cải Đạo, ẩn ý ở đây là Đức Thượng Đế sẽ cải tạo để quy tất cả các đạo về làm một.

  1. Ông Trời chính là đấng tạo hóa, đã tạo ra vũ trụ nhân sinh. Ngài tạo ra chúng sanh để đào tạo thành các vị Phật.
    – Trong Thiên Chúa Giáo thì người ta gọi Ngài là Chúa Trời – Đức Thượng Đế.
    – Trong Đạo Phật thì Ngài hiện thân làm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để giáo hóa chúng sanh tu tập.
    – Trong Đạo Cao Đài thì Ngài hiện thân là Cao Đài Tiên Ông Bồ Tát Ma Ha Tát
    Vậy, Đạo nào trên đời cũng là do Ông Trời lập ra, mục đích để độ cho chúng sanh tu tập. Xem những tiết lộ về Ông Trời tại bài viết: “Đức Phật Tiết Lộ Về Ông Trời↩︎
  2. Cõi Vô Cực còn được gọi là cõi Vĩnh Hằng, đó là nơi ở thanh tịnh của các vị Phật. Tại nơi đây con người còn môt thân nhưng ở dạng vô hình tướng. Khi thân đi tu học này đắc đạo thì sẽ về cõi Vô Cực (tức là trở về quê hương) để hòa mình hợp nhất với thân kia. Từ đó, chúng ta mới có thể tồn tại được trên cõi Vĩnh Hằng. Xem về quá trình mà Ông Trời tạo ra con người bài viết: “Nguồn Gốc Của Con Người↩︎

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *