Thập Nhị Nhân Duyên – Cách Thoát Khỏi Vô Minh

Loading

Đức Phật từng nói vì 12 nhân duyên này mà con người ta thường sống rối như tơ vò, từ đời này qua đời khác và chúng bắt nguồn từ cái vô minh. Bởi những tham đắm cứ chồng chất trong tiềm thức, nên khi đi đầu thai trở lại, thần thức con người ta vẫn cứ lựa chọn con đường cũ mà đi. Minh Nguyệt xin phép bề trên được trích dẫn lại bài pháp “Thập Nhị Nhân Duyên” của Đức Phật, để giúp độc giả hiểu và biết cách thoát ra khỏi vòng vô minh này.

Trích Lời Giảng Của Đức Phật trong bài pháp Thập Nhị Nhân Duyên

✍️ Bài pháp được thuyết bởi: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngày thuyết: 06/07/2022

Thập nhị nhân duyên

“Người đời vốn không biết rằng có Đấng siêu nhiên1 tồn tại, nên họ chỉ cho rằng mọi thứ trên đời là do tự nhiên mà thành. Bởi vậy, con người đã không hiểu được dụng ý trong các lời Phật dạy. Nay, Ta sẽ giải thích để chúng sanh hiểu sâu hơn về Thập nhị nhân duyên.

Trước tiên, con người cần hiểu rằng Thượng Đế đã cài bản năng và trí huệ vào thân thể con người, nhưng ở dạng “ngủ” chứ không phải ở dạng “thức”. Nếu chúng ta rơi vào trạng thái vô minh thì những thứ thuộc về vô minh sẽ thức dậy. Ngược lại, với người quang minh sẽ đánh thức những thứ thuộc về trí huệ thức dậy.

Nhìn vào sơ đồ của Thập nhị nhân duyên, ta thấy được rằng con người luôn khởi đầu từ cái vô minh. Đây là thứ khiến họ chìm đắm trong luân hồi. Khi giác ngộ được đạo thì chúng ta sẽ có quang minh, tức là ánh sáng của trí huệ. Nó sẽ dẫn chúng ta đi theo con đường ánh sáng, để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Lý giải 12 nhân duyên

  • Vô Minh: Khi mới sinh ra là một đứa trẻ, con người ta sẽ không biết gì hết và sống theo bản năng.
  • Hành: Khi lớn lên, con người ta sẽ học và hoạt động theo xã hội.

Nếu trong xã hội được tiếp xúc của đứa trẻ, không có ai quang minh hướng dẫn thì đứa trẻ sẽ hành theo bản năng. Ví như đói thì sẽ ăn, không có đồ ăn thì sẽ đi tranh giành.

Nếu được dạy dỗ, trong giai đoạn này con người ta sẽ hành động theo lý trí.

  • Thức: Tức là đánh thức. Trong bản thân mỗi người được Ông Trời cho rất nhiều tiềm năng. Nếu hoạt động theo bản năng, chúng ta sẽ đánh thức những điều không hay trỗi dậy, chẳng hạn như sự tham đắm.
  • Danh sắc: Tức là danh vọng, địa vị và sắc dục (hình tướng đẹp đẽ). Khi thức theo bản năng, người ta sẽ sa vào tham đắm danh vọng, địa vị, sắc dục.
  • Lục nhập: Từ ham muốn danh sắc sẽ kích thích cho lục nhập nổi lên những ham muốn. Lục nhập gồm các thứ sau:
    • Mắt → Sắc: Muốn thấy sắc đẹp như nhà đẹp, vợ con cái đẹp, …
    • Mũi → Mùi: Thích thơm tho.
    • Lưỡi → Vị giác: Thích ăn ngon.
    • Tai → Âm thanh: Thích nghe lời nịnh bợ hoặc những âm thanh ngọt ngào khác.
    • Xúc giác → Va chạm da thịt: Thích những trò chơi của giới nhà giàu.
    • Ý → Pháp (tất cả các sự vật hiện tượng): Muốn người ta phục tùng, khen, ca ngợi mình.
  • Xúc: Từ xúc ở đây là xúc tiến, không phải là cảm xúc như người đời đang giải thích. Khi lục nhập nổi lên, người ta sẽ sang giai đoạn xúc tiến đi tìm để thỏa mãn lục nhập. Trong giai đoạn này, người ta dễ bất chấp thủ đoạn để làm giàu, từ đó gây ra nghiệp.
  • Thọ: Thọ tức là nhận, hưởng.
  • Ái: Thích, lưu luyến.

Sau khi thọ, tức là nhận và hưởng những cái mình có được, thì mình sẽ sinh cảm giác thích thú và lưu luyến, không muốn nó mất đi.

  • Thủ bởi không muốn nó mất đi, nên tới giai đoạn này mình sẽ sinh ra thủ để giữ nó. Ví như kiếm được tiền rồi thì không muốn nó bị mất đi.
  • Hữu nghĩa là có, khi mình thủ được nhiều sẽ sinh ra “Có” – tức là dư giả giàu có.
  • Sinh tức là muốn có thêm nữa, đó chính là lòng tham vô đáy. Bản thân sẽ đi tìm thêm điều kiện để trở nên giàu hơn nữa, và tìm thêm những thứ mới để tăng sự hưởng thụ.
  • Tử tức là chết. Đời vốn vô thường và chẳng ai giàu có mà thoát khỏi cái Tử.

Tới giai đoạn này, nếu bản thân vẫn còn ao ước những cái giàu sang hưởng thụ, thì những ước muốn này sẽ được lưu trữ trong tiềm thức (A-lại-da thức). Kiếp sau khi đi đầu thai, họ lại bắt đầu từ vô minh, vì đó là những ước muốn vô minh và cuộc đời không trơn tru như vậy! Ông Trời sử dụng luật nhân quả để chi phối nhân sinh: nếu tạo nghiệp sẽ phải trả nghiệp; không trả kiếp này thì kiếp sau sẽ phải trả.

Vậy muốn đạt được giải thoát để thoát khỏi vòng vô minh?

Ở giai đoạn Hành, chúng ta làm mọi việc theo lý trí, không theo bản năng thì dần dần chúng ta sẽ sinh ra định tâm. Từ đó, Thức dậy hay đánh thức bản thân rằng mọi thứ trên đời (tức Danh sắc kia) chỉ là giả tạm, để bản thân không còn nổi lên những ham muốn kia nữa. Khi trí tuệ được khai mở, bản thân nhận ra những thứ kia chỉ là phương tiện của cuộc sống thôi. Khi không còn coi nặng nó quá, ta không thể bất chấp mọi thứ để đạt được. Bản thân sẽ hướng đến giữ ngũ giới của nhà Phật để diệt hết những thứ xấu xa, đoạn trừ vô minh. Để rồi bản thân sẽ trở thành người có trí tuệ, từ đó sẽ lưu vào tiềm thức. Và khi chết đi, thần thức của chúng ta sẽ chọn đầu thai vào nơi thanh tịnh để tu tập nhằm đạt được giải thoát.

  1. Đấng siêu nhiên tức là Ông Trời, hay còn gọi là Đức Thượng Đế; Đức Phật Thích Ca chính là hiện thân của Ông Trời. Mời quý vị xem những tiết lộ của Đức Phật về Ông Trời tại bài viết Đức Phật Tiết Lộ Về Ông Trời Và Thượng Đế ↩︎

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *