Phật Pháp Nhiệm Màu Và Sự Lầm Tưởng Của Người Đời

phật pháp nhiệm màu

Loading

Việc chúng sanh tụng niệm kinh Phật và cầu xin sự gia hộ từ các chư vị. Từ đó thấy hoặc cảm ứng được sự giúp đỡ của các chư vị, đó có phải là vì Phật pháp nhiệm màu?

Trích Dẫn Lời Giảng Của Đức Phật Về Phật Pháp Nhiệm Màu

✍️ Bài pháp được thuyết bởi: Kim Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngày thuyết: 2/9/2021

Xưa nay, Đức Phật không cho phép sử dụng thần thông để độ chúng. Việc cảm ứng được sự giúp đỡ thì có thể được khởi bởi lòng từ bi của một vị Phật nào đó, khi xem xét thấy chúng sanh này đã hết nghiệp tới lúc được giúp đỡ. Nhưng cũng có thể đó là do ma dẫn dụ. Tuy nhiên, việc cầu xin không được coi là Phật pháp.

Đọc và hiểu được kinh Phật, tự khai mở được trí tuệ, thấu triệt Tứ diệu đế và thực hành tốt Bát chánh đạo, đạt được sự ung dung tự tại, tin tưởng vào tương lai mình được giải thoát khỏi kiếp người, an định trong cuộc sống thì đó mới chính là Phật pháp nhiệm màu.

Luận Bàn

Đức Phật mong muốn chúng sanh tự mình tu tập, tự đi bằng chính đôi chân của mình. Chẳng có việc cầu xin, mà thay vào đó là nỗ lực để phá chấp và giải trừ được tham sân si.

Việc cầu xin mà thấy linh ứng có thể là do ma dẫn dắt khi chúng sinh đó còn nghiệp, cũng có thể được Phật cứu giúp khi đã hết nghiệp. Nhưng không thể vì vậy mà hiểu lầm thành Phật pháp nhiệm màu.

Kiến Thức Bổ Sung

Nhiệm Màu là gì?

Qua ngôn ngữ Đà La Ni, từ nhiệm màunhuộm mầu: Hàm ý rằng từ không gian chỉ toàn là Pháp thân vô hình, nay nhờ Đức Phật dùng thần thông tạo ra hai khí âm (-) dương (+), rồi tứ tượng để hình thành nên vật chất thấy được. Quá trình này được gọi là nhuộm mầu.

Tứ Diệu Đế

Tứ diệu đế là một bài pháp đầu tiên, cũng là bài pháp vô cùng quan trọng mà Đức Phật đã thuyết giảng. Là Phật tử, thì ai cũng cần phải biết và nên cố gắng để thấu triệt được nó. Bài pháp giúp cho chúng sanh nhận ra bản chất của thế gian là khổ. Cái khổ được chồng chất, được hun tập từ kiếp này sang kiếp khác. Và nguồn gốc của cái khổ đến từ nhu cầu, đến từ sự tham đắm, đến từ sự vô minh, … Mời độc giả đọc thêm bài Thập Nhị Nhân Duyên, để biết cách thoát khỏi vòng vô minh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *