Thất Phật Diệt Tội Chơn Ngôn Chứa Bí Ẩn Lớn

Thất Phật Diệt Tội Chơn Ngôn

Loading

Thần chú Thất Phật Diệt Tội Chơn Ngôn là một bản chú ngắn được trích từ Ðại phương đẳng Ðà La Ni Kinh do Đức Văn Thù Sư Lợi thuyết. Nhiều Phật tử thường trì tụng cho mục đích nương nhờ Phật để diệt hết tội chướng.

Video Trì Tụng Chú Thất Phật

Tuy nhiên, việc chúng ta mong cầu như vậy có nên chăng? Minh Nguyệt xin mời quý vị cùng lắng nghe bài pháp Giải Ẩn Thất Phật Diệt Tội Chơn Ngôn bằng ngôn ngữ Đà La Ni của Đức Phật, để có thêm những sáng tỏ về đạo, cũng như biết được những bí ẩn đang được ẩn chứa trong từng câu chú.

Lời Giảng Của Đức Phật Trong Bài Pháp Giải Ẩn Thất Phật Diệt Tội Chơn Ngôn

✍️ Bài pháp được thuyết bởi: Kim Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngày thuyết: 27/07/2021

Việc niệm chú để diệt hết tội chướng là không đúng, trái với luật nhân quả và không có sự công bằng dành cho tất cả các chúng sinh. Người có tội luôn phải trả nghiệp. Nếu không trả nghiệp trong kiếp này thì tới kiếp sau sẽ phải trả.

Ví như cha mẹ khi sinh ra các con thì phải thương yêu đều nhau. Cha mẹ không thể vì đứa con này được tiếp xúc với Phật pháp, biết niệm thần chú mà từ đó giúp diệt hết tội chướng. Còn những đứa con khác không biết niệm chú thì không được diệt tội chướng. Như vậy là không công bằng!

Ta sẽ giải nghĩa từng câu chú để chúng sanh có thể hiểu.

1Ly Bà Ly Bà Đế:
– Ly: rời
– Bà → bàn
– Đế → rượu đế
(Nghĩa đen) Hãy rời bàn nhậu, đừng mãi say. Bởi người say không biết mình say.
(Nghĩa bóng) Đừng mãi đắm say trong cái đạo của mình. Đừng có nhìn thực tướng của các pháp, tức là nhìn thế giới, từ mỗi đạo của mình. Bởi nếu quy chiếu từ đạo của mình và coi nó là số một để nhìn ra toàn thế giới, thì chúng ta rất dễ mắc sai lầm.
2Cầu Ha Cầu Ha Đế:
– Cầu ha → cần hạ
(Nghĩa đen) Cần hạ cần hạ cái tôi và xa rời bàn nhậu một cách từ từ.
(Nghĩa bóng) Cần hạ cái đạo của mình xuống một cách từ từ. Hãy nhìn các đạo một cách đồng đều và nhìn bằng một cặp mắt công bằng, chúng ta sẽ nhìn ra được thực tướng của các pháp.
Tức là:
– Giảm cái tôi, cái bản ngã.
– Đặt cảm xúc, suy nghĩ của mình vào vị trí của người khác để hiểu.
– Tạm rời xa đạo của mình để hiểu được đạo khác, thông qua việc học tập và nghiên cứu thêm về họ.
– Thậm trí đặt mình vào cả vị trí của nhà khoa học xem những gì họ đã nghiên cứu.
3Đà La Ni Đế:
Cần tổng hợp các đạo để nghiên cứu, so sánh và từ đó đúc kết ra kết luận, giúp mình nhìn ra thực tướng của các pháp.
Đà La Ni là tổng trì, tổng hợp các đạo:
– Đà: Đạo Cao Đài
– La: Đạo o
– Ni: Đạo của Phật Thích Ca Mâu Ni
Đừng ai coi đạo của mình là Vua thì mới có thể thấy được thực tướng. Ý rằng cần biết hạ mình, không nên có tư duy dùng đạo của mình để áp đặt suy nghĩ.
4Ni Ha Ra Đế:
Thì ra Phật Thích Ca Mâu Ni chính là Thượng Đế
– Ni: Ni
– Ha: Mâu ( 1 ha = mẫu)
– Đế: Thượng Đế, Vua
5Tỳ Lê Nễ Đế:
Dựa vào nhiều đạo để nhận ra rằng người ta rất nể Thượng Đế. Vậy tại sao bản thân mình lại không nể Thượng Đế?
– Tỳ Lê: Đám đông
– Nễ: Nể
– Đế: Thượng Đế
6Ma Ha Dà Đế:
Người già nhất và to nhất là Ngài Thượng Đế.
– Ma Ha: Mãn hạnh hoặc mãn hạn (nhiều nghĩa)
– Dà: Già
– Đế: Thượng Đế
7Chơn Lăng Càn Đế:
Cái chân mệnh, oai linh thật sự của Ta chính là Vua Trời.
– Lăng: Oai linh
– Chơn: Chân thật
– Càn Đế: Vua Trời
8Ta Bà Ha:
Thế giới Ta Bà lộn xộn gây mắc cười.
– Ta Bà: Thế giới
– Ha: cười ha ha

Luận Bàn

Vậy là chú Thất Phật Diệt Tội Chơn Ngôn được ơn trên thuyết ra với dụng ý riêng, để tiết lộ về thân phận thực sự của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài chính là hiện thân của Đức Thượng Đế, hay là Vua Trời1, mà dân Việt ta vẫn thường kính ngữ gọi là Ông Trời. Nhiều Phật tử mê lầm rằng: trì tụng có thể giúp bản thân diệt hết tội chướng. Nhưng nếu dùng trí để tư duy, chúng ta sẽ nhận ra điều đó là không đúng, bởi nó trái với luật nhân quả. Phật tử cứ nên trì tụng chú cho mục đích trợ duyên, còn nghiệp đã gây thì phải có trách nhiệm trả. Con đường diệt khổ chính là thực hành tốt Bát chánh đạo để rèn tâm sửa tánh, làm lành tránh nghiệp dữ.

  1. Vua Trời còn được gọi là Càn Đế. Trên trời được chia ra làm rất nhiều tầng và mỗi tầng trời đều có 1 vị vua trời nhỏ. Đức Thượng Đế (Ông Trời) là vị tối cao nhất và quản lý chung tất cả các tầng trời, Ngài ngự ở trên tầng trời Tạo Hóa Thiên ↩︎

Xem thêm các bài giải ẩn thần chú khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *