Hiểu Đúng Về Công Đức Và Phước Đức

công đức và phước đức

Loading

Quá trình trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi là để chúng sanh bồi dưỡng công đức và phước đức. Người đời vốn có những lầm tưởng về công đức với phước đức. Minh Nguyệt cũng từng nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Chỉ khi được Đức Phật tiết lộ nguồn gốc của chúng sanh1, tôi mới nhận ra.

Minh Nguyệt xin phép trích dẫn lại bài pháp của Đức Phật, để độc giả có thể tham khảo và suy ngẫm. Từ đó hiểu đúng hơn về hai khái niệm này.

Trích Lời Giảng Của Đức Phật Về Công Đức Và Phước Đức

✍️ Bài pháp được thuyết bởi: Kim Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngày thuyết: 29/11/2021

Công đức và phước đức là hai phần mà các con cần phải bồi đắp cho bản thân mình trên con đường tu dưỡng nhân cách. Nhất định không để thiếu một trong hai.

Công đức là sự kết tinh của năng lực hành động. Năng lực hành động bao gồm nghị lực và khả năng vận dụng trí tuệ để giải quyết các vấn đề. Khi xử lý thành công một việc gì đó, chúng ta sẽ khai mở được trí tuệ. Nhờ đó, chúng ta có công đức và được chư vị ghi nhận.

Kết quả của công sức đi tìm đạo giải thoát chính là công đức. Những điều ta tìm ra, học hỏi, và ngộ được, trở thành công đức của bản thân. Ngộ một phần, ta có công đức phần ấy; ngộ được nhiều, ta sẽ có vô lượng công đức.

Công đức và trí tuệ luôn đi đôi với nhau. Khi ta trải qua nhiều trải nghiệm trong cuộc sống và đối mặt với nhiều khó khăn, ta sẽ nâng cao khả năng giải quyết vấn đề. Từ đó, ta sẽ tỏ ngộ được nhiều điều, đồng thời đưa trí tuệ lên một tầm cao mới. Khi gom đủ công đức có được trong cuộc sống thường ngày, sẽ được chư Phật hướng cho đến công đức giải thoát.

Phước đức là kết quả của những điều thiện mà mình làm, mình tích cóp được. Phước đức giúp khai mở tấm lòng từ bi của mình, bởi ai cũng có chất Phật ở trong nhưng ở dạng che khuất. Càng làm nhiều việc thiện, thì lòng từ bi càng mở rộng ra.

Trong các con có lòng từ bi bao la không ngằn mé, nhưng ẩn ở bên trong. Khi các con khởi tâm2 giúp đỡ người khác một cách tự nhiên mà không mong cầu sự báo đáp, đó chính là chìa khóa để khai mở lòng từ bi đang mật ở bên trong mình. Pháp này gọi là Bố thí Ba La Mật3.

Nên nhớ rằng một vị Phật cần có ba thứ: Trí tuệ, lòng từ bi, thần thông. Trí tuệ đi liền với công đức, khi mình đạt đủ công đức thì cũng tự động có thần thông.

  1. Nguồn gốc của chúng sanh được tạo bởi cha trời mẹ đất, xem bài Thực Tướng Kinh Pháp Hoa để hiểu rõ hơn. ↩︎
  2. Khởi tâm: Để biết cách trụ tâm cho vững, mời quý vị tham khảo thêm bài Giải ẩn trong Kinh Kim Cang ↩︎
  3. Bố Thí Ba La Mật là một trong 6 pháp Ba La Mật ↩︎

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *