Phẩm Thọ Ký Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Kinh Pháp Hoa)
Trong phẩm Thọ Ký này, Đức Phật đã thọ ký cho bốn đệ tử thành Phật. Đó là các đệ tử sau:
- Ma Ha Ca Diếp
- Tu Bồ Đề
- Ca Chiên Diên
- Mục Kiền Liên
Để hiểu được bộ kinh này, chúng ta cần biết thêm rằng khi Đức Thượng Đế giáng xuống thế gian để làm Phật Thích Ca thường sẽ có các vị Phật khác đi theo. Đó là:
Phật Mẫu Quán Thế Âm (Vị cổ Phật thứ hai) theo Ngài xuống thế gian để làm Công chúa Da-Du-Đà-La.
Ngài Đại Thế Trí (Vị cổ Phật thứ ba) xuất hiện trong Kinh Pháp Hoa với tên là Diệu Âm Bồ Tát.
Nhiên Đăng Cổ Phật (Vị cổ Phật thứ tư) xuất hiện với hai thân. Trong đó, một thân là Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp (thân phàm) theo Đức Phật để tu, còn một thân là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (thân thiêng liêng).
Phổ Hiền Cổ Phật (Vị cổ Phật thứ năm) xuất hiện trong kinh sách với tên là ngài Xá Lợi Phất.
Địa Tạng Vương Phật (Vị cổ Phật thứ sáu) xuất hiện với tên là ngài Mục Kiền Liên.
Ngài Di Lặc (Vị cổ Phật thứ bảy) xuất hiện với tên là ông A-Dật-Đa.
Ngài Ma Ha Ca Diếp vốn đã là một vị Phật. Bởi Ngài chính là Đức Nhiên Đăng Cổ Phật, một vị cổ Phật lớn thứ tư trong vũ trụ. Bởi vậy, chúng ta nên hiểu bộ kinh này vốn là tập hợp các vị Bồ Tát lại rồi trò chuyện để ẩn truyền thông điệp và tiên tri cho tương lai.
Khi Đức Phật thọ ký cho ông Ma Ha Ca Diếp, đó là lời tiên tri cho tương lai. Hãy hiểu đúng nghĩa của từ thọ ký. Qua ngôn ngữ Đà La Ni, thì Thọ Ký → Thị Có. Tức là đích thị sẽ có những câu chuyện tương lai như thế.
Trích đoạn trong bộ kinh “Đệ tử Ta đây là Ông Ma Ha Ca Diếp được thọ ký, hiệu là Quang Minh Như Lai. Nước đó tên là Quang Đức, kiếp tên là Đại Trang Nghiêm” |
Quang Minh – Quang Đức: Ẩn ý rằng sau này, ngài Ma Ha Ca Diếp sẽ có nhiệm vụ ban xá, phụng theo lệnh trời. Ngài sẽ ban sắc lệnh phong thưởng cho ai, hoặc là xá tội cho ai đó. Có nghĩa Ngài cũng chính là ông Khương Tử Nha.
Vào thời kỳ trước hội Long Hoa diễn ra, Ngài cũng sẽ chấm điểm hội Long Hoa. Có bước khảo thí những ai đậu chức vụ thì Ngài sẽ thay mặt Trời ban cho họ, phù hợp với phẩm hạnh mà họ đã tu được. Cũng như Ngài sẽ ân xá tội cho những ai cần thiết. Nhắc đến hội Long Hoa, chúng ta sẽ hiểu Ngài cũng chính là Đức Huỳnh Phú Sổ.
Đại Trang Nghiêm: Ẩn ý rằng Ngài chính là Đức Trạng Trình – Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Để tìm ra ẩn ý, cần sử dụng ngôn ngữ Đà La Ni
- Đại Trang → Đai Trạng (dịch qua ngôn ngữ Đà La Ni)
- Nghiêm → Khiêm (ẩn giấu chữ Khiêm)
Xem thêm