Kinh Pháp Hoa được tôn là vua của các kinh sách Phật giáo, là phương tiện mà Đức Phật sử dụng để truyền đạt những bí mật sâu kín qua từng phẩm. Trong đó, những bí ẩn thiêng liêng được che giấu dưới lớp ngôn ngữ Đà La Ni huyền bí. Để thấu hiểu, người đọc không nên dựa vào nghĩa đen, mà cần khám phá và hiểu được những ý nghĩa ẩn chứa bên trong.
Trước khi giảng về phẩm “Phương Tiện”, Đức Phật đã hé lộ nguồn gốc của chúng sanh và giải thích lý do hình thành nên sáu cõi luân hồi. Minh Nguyệt xin phép được trích dẫn bài pháp “Thực Tướng Kinh Pháp Hoa” của Ngài, giúp độc giả quan tâm có cơ hội khám phá những bí mật quý giá.
Tiết Lộ Nguồn Gốc Chúng Sanh
Khi mà vũ trụ chưa có gì hết, nếu có con người thì mắt con người cũng chỉ thấy toàn màu đen trong không gian vô tận. Nhưng trong không gian vô tận đó, có cõi Vô Cực – còn gọi là cõi Phật, hay là cõi hằng sống. Cõi hằng sống có nghĩa là mãi mãi tồn tại.
Trong cõi Phật ban sơ, chỉ có bảy vị cổ Phật. Thượng Đế cùng các vị cổ Phật mong muốn có thêm vô số các vị Phật khác cùng sinh sống, để vũ trụ này trở nên đông vui hơn. Vì mong muốn như vậy, nên Ngài đã nghĩ đến chương trình đào tạo chúng sanh thành Phật, để tạo ra nhiều vị Phật cơ bản.
Bảy vị cổ Phật trong vũ trụ ban sơ
- Thượng Đế (Phật Thích Ca Mâu Ni)
- Thiên Hậu (Phật Mẫu Quán Thế Âm)
- Hoàng Quý Phi (Ngài Đại Thế Chí)
- Nhiên Đăng Cổ Phật
- Phổ Hiền Phật
- Địa Tạng Vương Phật
- Di Lặc Phật
Mỗi vị sẽ đảm nhiệm một vai trò và sứ mệnh riêng của mình, và các chư vị cổ Phật đều tham gia vào quá trình đào tạo chúng sanh.
Thượng Đế tạo ra sáu nẻo luân hồi
Ban đầu, Ngài tạo ra Thái Cực. Đây là nền tảng cơ bản dựa trên công thức âm dương lưỡng nghi mà hình thành nên sáu cõi: Trời, Người, A-tu-la, Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa ngục. Sáu cõi này chính là nơi Ngài tạo ra để làm phương tiện rèn luyện cho chúng sanh trở thành Phật.
Quá trình tạo và giáo hóa chúng sanh
Thượng Đế cùng với hai vị nữ cổ Phật là Thiên Hậu và Hoàng Quý Phi đã tạo ra chúng sanh. Thiên Hậu và Hoàng Quý Phi là hai bà vợ của Đức Thượng Đế. Điều này được tiết lộ cũng là để giải thích cho khái niệm về cha trời mẹ đất, hoặc cha mẹ cõi thiêng liêng.
Sau đó, Ngài cùng các vị cổ Phật khác trực tiếp giáo dưỡng chúng sanh thành Phật thông qua việc sắp đặt các kiếp trải nghiệm trong sáu nẻo luân hồi.
Các bước trong quá trình đào tạo Phật:
Giai đoạn đầu: Từ pháp thân của Thượng Đế, Ngài đã sao chép ra một Công Thức Chất Phật hay còn gọi là Phật Tánh. Với mục đích sau này, nó sẽ vận hành để trở thành một vị Phật trong tương lai. Trong Công Thức Chất Phật, không có tri giác nhưng có ba yếu tố: lòng từ bi, trí huệ và thần thông; chúng tồn tại ở dạng ẩn hoàn toàn.
Tiếp đó, hai vị nữ cổ Phật tạo ra cái thân, hay còn gọi là vỏ bọc, để bao xung quanh Phật Tánh. Vỏ bọc này có cấu trúc đặc biệt và sẽ bị mòn, rơi rụng dần lớp vỏ nhờ vào quá trình trải nghiệm ở sáu cõi luân hồi.
Giai đoạn tu dưỡng: Sau khi tạo xong lớp vỏ bọc, hai vị nữ cổ Phật sẽ đem gói lại và bỏ vào thân thể của con người, bỏ vào thân thể trên cõi trời, bỏ vào thân thể của A-tu-la, bỏ vào thân thể của súc sinh … để thành chúng sanh. Và lúc này, tất cả các chúng sinh sẽ phải trải qua sáu nẻo luân hồi để tu luyện: học tập và trải nghiệm sướng khổ ở đời.
Mục đích của việc trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi là để bồi đắp công đức và phước đức1, nhằm khai mở trí huệ và lòng từ bi.
Giai đoạn chín muồi: Đây là thời điểm mà chúng sanh đã trôi lăn đủ trong sáu nẻo luân hồi và trưởng thành thông qua việc học đủ các bài học về sướng khổ, và lớp vỏ bọc bao xung quanh Phật tánh ngày càng bị rụng bớt. Khi đó, Đức Thượng Đế sẽ xuất hiện tại thế gian để thuyết pháp và khai mở cho chúng sanh trở về cõi Vô Cực – nơi ở của các vị Phật.”2
Giảng nghĩa ẩn của từng phẩm trong Kinh Pháp Hoa
- (Giải Ẩn) Kinh Pháp Hoa – Phẩm “Phương Tiện”
- (Giải Ẩn) Kinh Pháp Hoa – Phẩm “Đề Bà Đạt Đa”
- (Giải Ẩn) Kinh Pháp Hoa – Phẩm “Thọ Ký”
- (Giải Ẩn) Bát Nhã Tâm Kinh – Sắc Sắc Không Không
Luận Bàn về Nguốc Gốc của Con Người
Khi được Đức Phật tiết lộ về nguồn gốc của con người, chúng ta bắt đầu hiểu rõ nguyên cớ khiến Ngài từng ám chỉ rằng: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành“3
Lý giải: Lời nói của Đức Phật không chỉ mở ra một cánh cửa tri thức, mà còn giúp chúng ta nhận thức sâu sắc về mối liên kết giữa chúng sanh và hành trình hướng đến sự giác ngộ Phật đạo. Tất cả chúng sanh, bao gồm con người và các sinh vật khác, đều là một phần trong kế hoạch tu học để trở thành Phật của Ngài. Vì đây là chương trình do chính Ngài sắp xếp, nên Đức Phật biết rõ rằng tương lai, mọi chúng sanh đều có khả năng đạt đến quả vị Phật, bởi Ngài không chỉ là vị Thầy, mà còn là hiện thân của Ông Trời, là Vua của vũ trụ.
Trong chương trình tu học này, chúng sanh được hướng dẫn nhận thức về “tánh không” – một khái niệm quan trọng trong Phật giáo, nói rằng mọi pháp đều không có tự tánh. Việc hiểu sâu về tánh không của chính mình là bước quan trọng, giúp lý giải được rất nhiều thắc mắc, đó cũng chính là chìa khóa để khai ngộ.
Khi chúng ta bắt đầu hiểu rõ nguồn gốc của con người, ta cũng tự nhiên tìm ra lời giải cho câu hỏi lâu nay: Tại sao các bậc thầy luôn nhấn mạnh rằng “tu hành chính là hành trình trở về với quê hương”. Câu nói này không chỉ nói lên mục tiêu của sự tu tập, mà còn phản ánh quá trình tìm về nguồn cội, về bản chất thực sự của chính mình, nơi mà tất cả chúng ta đều có chung một xuất xứ và điểm đến cuối cùng trong hành trình giác ngộ.
Lý giải: Vì đắc đạo thì chúng ta sẽ được trở về cõi Vô Cực. Mà cõi đó chính là quê hương của chúng ta, bởi linh căn của chúng ta được cha trời mẹ đất tạo ra ở cõi Vô Cực. Rồi đưa chúng ta vào 6 nẻo luân hồi để tu học, cho mục đích đào tạo thành Phật. Thân người của chúng ta, vốn cũng chỉ là cái tạm, cái phương tiện để chúng ta dùng cho mục đích tu học. Các cốt yếu là cái linh căn, nó không sinh không diệt. Để hiểu thêm về không sinh không diệt, mời độc giả đọc thêm trong Bát Nhã Tâm Kinh.
- Công đức và phước đức – Xưa nay vốn có những lầm tưởng. Mời quý vị đọc bài viết Hiểu Đúng Về Công Đức và Phước Đức ↩︎
- Trích dẫn từ sách Phật Giảng Con Nghe ↩︎
- Trích lời nói của Đức Phật trong kinh tạng Phật giáo Bắc tông ↩︎