Xưa nay, Minh Nguyệt từng cảm thấy có sự chướng ngại lớn khi đưa đạo vào đời. Làm sao để chúng ta có thể hài hòa được giữa đạo và đời? Mãi cho tới khi nghe Đức Phật giảng về pháp hữu vi và vô vi. Tôi mới bừng tỉnh và nhận ra chúng ta nên đưa đạo vào đời bằng pháp vô vi, thay vì pháp hữu vi. Biết cách vô vi đó sẽ giúp chúng ta vừa sống tốt đời vừa đẹp đạo.
Lời Giảng Của Đức Phật về Pháp Hữu Vi và Vô Vi
Đầu tiên, các con cần hiểu rõ nghĩa của từ “pháp” trong pháp hữu vi và pháp vô vi.
Pháp có hai nghĩa là:
- Vật chất, hiện tượng nói chung.
- Phương pháp tu, hay con đường tu.
Hiểu sơ sài bên ngoài
- Pháp hữu vi là những hiện tượng vật chất mà mắt thường nhìn được. Nếu đã nhìn thấy được thì nó sẽ có sinh ra và diệt đi, tức là có cái ảo và giả tạm.
- Pháp vô vi là đối nghịch của hữu vi. Nó là cái thật, cái chân tánh (thể tánh).
Vậy, tu theo hữu vi là tu theo hình tướng, từ đó dễ đạt được cái ảo và cái giả tạm thay vì cái chân thật. Còn tu theo vô vi thì chúng ta có thể đạt được chân tánh, bởi đó là con đường tu chân thật, có trí huệ và lòng từ bi.
Hiểu sâu sắc hơn
Ta thấy rất nhiều người đã giảng nhưng vì họ không hiểu nên đã giảng không đúng ý của Đức Phật. Để hiểu sâu sắc ý của Đức Phật, các con cần hiểu rõ từ “vi” ở đây. Vi có nghĩa là phạm vi. Do vậy:
- Hữu Vi có nghĩa là những gì hiện hữu ở bên trong phạm vi.
- Vô Vi tức là những gì hiện hữu ở bên ngoài phạm vi.
Đối với người mới tu, bước đầu chúng ta cần học Phật pháp căn bản. Bởi không có căn bản, không có gốc rễ, thì không thể tu dưỡng. Sau khi học Phật pháp căn bản vững, dựa trên nền tảng đó mà chúng ta giỏi hơn và có thể phát triển nó vượt ra ngoài kinh Phật. Vậy, Phật pháp căn bản là cái hữu vi, còn cái chúng ta phát triển nó vượt ra ngoài giới hạn thì được gọi là vô vi.
Nên nhớ, vô vi là dựa trên nền tảng của hữu vi và chúng không tách rời.
- Pháp hữu vi là cái căn bản của Phật pháp.
- Pháp vô vi là cái phát triển rộng hơn dựa trên cái pháp hữu vi.