Trong quá trình nghiên cứu về tâm linh, từ trải nghiệm cá nhân và quan sát những người xung quanh, Minh Nguyệt cảm nhận thấy rằng: Chúng ta sống ở đời, có chịu sự chi phối bởi nghiệp lực của gia tiên dòng họ. Mời quý vị cùng lắng nghe Đức Phật giảng về khái niệm Cửu Huyền Thất Tổ và Cửu Tuyền, để chúng ta hiểu đồng thời có những việc làm đúng đắn hơn với gia tiên tiền tổ.
Trích lời giảng của Đức Phật về Cửu Huyền Thất Tổ và Cửu Tuyền
Cửu Huyền Thất Tổ
Nghĩa của “Cửu Huyền Thất Tổ” hiện đang bị dân gian hiểu sai. Các con nên tra lại từ điển hán nôm của chữ “Huyền” để hiểu đúng. Huyền trong từ điển hán nôm có nghĩa là tính từ bản thân mình trở xuống đời con cháu. Bởi vậy, chúng sanh nên được hiểu theo nghĩa dưới đây.
Cửu Huyền Thất Tổ | ||
7 Tổ | … | Từ cha trở lên là bảy tổ. Chúng ta cần lo cúng giỗ, chăm sóc mồ mả. |
Sơ | ||
Cố | ||
Nội | ||
Cha | ||
9 Huyền | Mình | Từ mình trở xuống là chín huyền. Chúng ta thường lo lắng và đặt nền móng phát triển về sau cho con cháu. |
Con | ||
Cháu | ||
Chắt | ||
Chút | ||
Chít | ||
… |
Cửu Tuyền
Từ “Cửu Tuyền” có nghĩa là chín con suối. Quy trình xuống cửu tuyền chỉ áp dụng cho chúng sanh thông thường.
Khi người ta mất đi sẽ mang theo nghiệp và phước tới Âm Phủ.
- Tại Âm Phủ, họ phải trình diện và chờ xét xử. Khi xét xử xong, sẽ có quyết định rằng họ phải rẽ theo con suối nào.
- Tại các vị trí con suối này sẽ có sự chuẩn bị cho các bước tiếp theo như uống nước lú để đầu thai làm người, hoặc xuống địa ngục, hoặc tiếp tục ở lại cõi âm gian một thời gian, …1
Còn với các vị Bồ Tát khi hạ phàm mang thân người, lúc mất đi thì họ sẽ phục vị và nhớ lại tất cả, để trở về cõi Trời.