(Giải Mã) Thần Chú Lăng Nghiêm

thần chú lăng nghiêm

Loading

Thần chú Lăng Nghiêm được ca tụng là vi diệu bởi những lợi ích to lớn trong việc trì tụng.

Video Thọ Trì Chú Lăng Nghiêm

Tuy nhiên, nghĩa ẩn bên trong bài chú thì người đời lại không biết đến. Bởi lẽ đó, Đức Phật đã giải mã để chúng ta biết được những ẩn ý mà bề trên đã mã hóa thông qua ngôn ngữ Đà La Ni. Minh Nguyệt xin phép được trích dẫn lại bài pháp của Đức Phật để độc giả cùng suy ngẫm.

Trích Bài Pháp: Giải Ẩn Thần Chú Lăng Nghiêm

✍️ Bài pháp được thuyết bởi: Kim Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngày thuyết: 6/8/2023

Ta biết rằng nhiều người vẫn nghĩ thần chú Lăng Nghiêm là thần thông quảng đại và có nhiều uy lực. Từ đó, họ đã thành lập nên nhiều hội Lăng Nghiêm.

Chú Lăng Nghiêm là Chánh pháp có uy lực hộ cho thần và không dành cho Tà Đạo. Bây giờ, nhiều người lại đang lợi dụng lực hộ trì của Chánh pháp, nhưng họ không lợi dụng được bởi đó là Chánh pháp! Những người thực hiện sai thì sau này sẽ bị mai một phúc đức. Còn những người không có đức độ mà sử dụng thần chú này, thì sẽ dẫn đến bị loạn trí.

Thần chú này rất dài với nhiều hàm ý được ẩn bên trong mỗi một đoạn chú. Ta sẽ giải mã một đoạn chú, từ câu 30 cho đến câu 76. Bởi trong đoạn chú này có hàm ý nhắc nhở các Phật tử đang bị tu sai, do họ đi theo quan điểm cũ và cố chấp trong tu hành.

30Nam mô bà dà bà đế:
Hình ảnh của một bà già chỉ tập trung vào tụng niệm “Nam mô A Di Đà Phật”. Xưa nay có quan niệm đếm càng nhiều thì càng tốt, bởi sẽ được Đức Phật rước.
Nam: Quẻ Ly đại diện cho Lửa.
→ Mông muội
Bà dà bà đế → bà già bà đếm. Hình ảnh bà già ngồi niệm và đếm chuỗi số hạt khi niệm Phật.
Ở đây, Đức Phật muốn mượn hình ảnh của bà già say xưa tụng niệm chờ được Phật rước. Ngài khuyên hãy dùng ngọn lửa, tức là ánh sáng quang minh để xóa đi sự mông muội đó.
31Lô đà ra da:
– Lô đà → là đô
– Ra da: hai nốt nhạc La và Đô được ký hiệu là A C
– Da → giai, tức là giai điệu
Niệm phật mà thành giai điệu.
32Ô ma bát đế:
– Ô → ôi
– Bát → bắt
– Đế → đếm
Ôi ma bắt đếm.
(Hãy hiểu, Phật không bắt đếm. Các Ngài muốn chúng ta niệm Phật để định tâm và phải nghiên cứu được nhiều thứ, giúp mình ngộ về đời về đạo.)
33Ta hê dạ da:
– Ta hê → ta hên
– Dạ là lòng dạ
– Da là chỉ bên ngoài
Ta hên nên mừng
(Hàm ý là họ mừng khi biết đến pháp môn này, bởi họ nghĩ chỉ cần niệm Phật là sẽ được về Tây Phương Cực Lạc)
34Nam mô bà dà bà đế:
– Bà dà bà đế → bà già bà đếm
Hình ảnh bà già ngồi niệm và đếm tiếp
35Na ra dả:
– Na → nay
– Ra → rao
– Dả → giảng
Nay rao giảng
(Ý là giảng lại cho người khác biết đến cách tu này)
36Noa da:
– Noa → nô A
– Da → Đà
Nô bộc cho câu “A Di Đà”
(Đức Phật không muốn điều đó. Ngài muốn các con khai mở trí tuệ để trở nên sáng suốt)
37Bàn dá ma ha tam mộ đà da:
– Bàn dá → bàn dái, tức là bàn vái
– Ma → mãi
– Ha → hà, tức là sông. Ẩn ý hành động này bị kéo dài như dòng sông
– Ha → hà cớ gì?
– Tam mộ → tâm mộng
– Đà → A Di Đà
– Da → gia hộ
Ngồi lạy bái mãi với tâm mang mộng ngài A Di Đà gia hộ. Hà cớ gì, phải làm như vậy?
38Nam mô tất yết rị đa da:
– Tất → tất nhiên
– Yết → cổ họng
– Rị → kéo dài, tức là cố chấp không bỏ
– Rị → níu áo của ngài A Di Đà
– Đa da là cây đa (cây da), giống cây bồ đề nhưng không phải!
Tất nhiên, đây là cách tu ở cổ họng sẽ thành cây đa (cây da) chứ không phải cây bồ đề, bởi cách tu tập này không sinh ra trí tuệ và công đức. Tuy nhiên, người tu vẫn cố chấp không bỏ, quyết tu theo lối xin xỏ.
(Trong khi Đức Phật muốn các con khai trí. Khi khai trí đủ đẳng cấp, người tu sẽ tự động về cõi Phật chứ không cần xin xỏ!)
39Nam mô bà dà bà đế:
– Bà dà bà đế → bà già bà đếm
Bà già lại lần xâu chuỗi để đếm
40Ma ha ca ra da:
– Ma ha → mãn hạn
– Ca → cả, tức là tất cả
– Da → cây da
Khi mãn hạn kiếp người, thì tất cả sẽ thành cây đa. Trong khi ước vọng của người tu là muốn thành cây bồ đề1.
41Địa rị bác lặc na:
– Địa → địa phủ
– Rị → níu kéo hoặc là kéo xuống
– Bác lặc → Bắc lạc
– Na → nam
– Bác → rơi rụng, tức là lúc sức khỏe đi xuống
Khi trút bỏ thân xác thế gian thì địa phủ sẽ kéo xuống và họ mới phát hiện ra.
42Dà ra tỳ đà ra:
– Dà → già
– Tỳ → vịn
– Đà → câu “A Di Đà”
Người già nhận ra
43Ba noa ca ra da:
– Ba noa → ba non cao, tức là ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Hàm ý phải tu nhiều phần.
– Ca → Thích Ca
– Ra da → răn dạy
Phải tu nhiều phần mà Đức Phật Thích Ca đã răn dạy, chứ không chỉ căn cứ vào một việc niệm “A Di Đà Phật”.
44A địa mục đế:
– A địa → ngài A Di Đà Địa Đàng
– Mục → mắt
– Đế → đến
Ngài A Di Đà Địa Đàng chiếu xuống, để xem mấy người đó tu ra sao?
45Thi ma xá na nê:
– Thi ma → thiên ma
– Xá → xáo trộn
– Na nê → nặng nề
Ngài chiếu thấy rằng tâm ma gây xáo trộn làm đầu óc người tu nặng nề. Tất cả cũng bởi họ đã hiểu nhầm về giá trị câu niệm Phật mà thôi.
(Nhưng khi niệm Phật mà kết hợp nghiên cứu nhiều thứ, mắt của người tu sẽ sáng lên)
46Bà tất nê:
– Bà → bài bỏ
– Tất → tất cả
– Nê → não nề
Tâm ma gây xáo trộn làm họ bài bỏ tất cả các pháp của Như Lai. Thật não nề!
47Ma đát rị dà noa:
– Ma → mang
– Đát → đất
– Rị → níu kéo
– Dà → giày
– Noa → non cao
Mang theo đất sẽ làm níu kéo đôi chân mang giày, khiến cho việc tu hành không thể leo lên cao.
48Nam mô tất yết rị đa da:
– Tất là vớ đi cùng với giày. Vì nó ở bên trong nên nó sạch sẽ, ý rằng người tu ngây thơ
– Yết → quyết, vậy nên yết rị → quyết tâm
– Đa da → cây đa (cây da)
Họ có lối suy nghĩ thật ngây thơ, dù rất quyết tâm tu hành! Một lòng hướng về Phật để tu hành, mà quả vị thì lại không thành! Thành cây đa (cây da), chứ không phải là cây bồ đề!
49Nam mô bà dà bà đế:
Hình ảnh người già ngồi niệm và đếm.
50Đa tha dà đa câu ra da:
– Đa có nghĩa là nhiều
– Tha → ngộ sai
– Dà → dần
– Câu → níu giữ, cố chấp
– Da → cây da
Tu lâu sẽ gây ngộ nhận, nhiều ngộ sai dần dần sinh ra nhiều cố chấp và thành cây đa (cây da) không thể thành cây bồ đề.
51Bát đầu ma câu ra da:
– Bát → bắt
– Câu → níu giữ, cố chấp
– Da → gian, tức là không gian
– Da → cây da
Hãy bắt đầu con ma cố chấp, những thứ níu giữ cái cũ, giữ tâm cố chấp chất chứa ra khỏi không gian tu tập. Mới có trí huệ, mới mong thành Chánh quả.
52Nam mô bạt xà ra câu ra da: 
– Bạt xà → bạt thảo tầm xà, hàm ý rằng nhổ cỏ tìm rắn
Hãy nhổ cỏ, tìm rắn và bắt nó ra, để ngộ ra được cái cố chấp chất chứa bao lâu này của mình. Con rắn trong đây là hình ảnh về sự cố chấp của người tu.
53Nam mô ma ni câu ra da:
– Ma ni → mãi niệm
Mãi niệm “A Di Đà Phật” theo quan niệm cũ, cố chấp thì thành cây đa, không thành quả vị Phật.
54Nam mô dà xà câu ra da:
– Dà xà → dài xà, tức là con rắn dài không có chân đi
Mượn hình ảnh con rắn không có chân để nói đây là cách tu không đi đúng chân lý, cứ dựa vào lời nói cũ kỹ để kéo dài sự cố chấp và quan điểm sai.
55Nam mô bà dà bà đế:
– Bà dà bà đế → bà già bà đếm
Bà già ngồi đếm chuỗi hạt
56Đế rị trà:
– Đế → đếm
– Rị → kéo dài tới mệt
– Trà → tràng hạt
Đếm hạt tràng tới lúc mệt, mỏi tay mà không đạt được công đức.
57Ru ra tây na:
– Ru → rui, tức là vui
– Tây na → Tây Nam
Vui trong lòng với kết quả hướng tới “Tây Nam”, trong khi tu hành muốn về hướng chánh “Tây”.
58Ba ra ha ra noa ra xà da:
– Ba ra ha ra → ba ra hai ra, tức là 32 (hình ảnh con rắn)
– Xà da → da rắn
Hình ảnh của con rắn chui vào trong hang để lột xác, rồi từ trong hang bỏ ra. Ẩn ý người tu theo quan niệm này cứ hay trốn trong phòng để niệm Phật, cuối cùng cũng sẽ thành ông bà già, không thể thành Phật!
59Đa tha dà đa da:
– Đa → đâu
– Tha → tha lực
– Dà → già
– Đa da → cây đa, cây da
Đâu phải thần lực của Đức Phật giúp họ thành cây da, mà để thành Chánh quả.
60Nam mô bà dà bà đế:
Hình ảnh bà già ngồi niệm Phật rồi đếm.
61Nam mô A di đa bà da:
– A di đa → A Di Đa
– Bà → bằng
– Da → cây da
Niệm A Di Đà mới đúng nhưng họ lại đọc thành A Di Đa, thì kết quả là đạt thành cây da, không phải cây bồ đề.
62Đa tha dà đa tha:
– Đa → đâu
– Tha → tha lực
– Dà → già
Đâu phải thần lực của Đức Phật giúp họ thành cây da, mà để thành Chánh quả.
63A ra ha đế:
– A → A Di Đà
– Ra → rao
– Ha → hay
– Đế → đếm
Rao giảng và khuyên nhau vừa niệm vừa đếm
64Tam miệu tam bồ đà da:
Bồ đà là hình ảnh cây cần sa (chất gây nghiện)
Ma dẫn thành cây da.
(Chú ý rằng: “tam miệu tam bồ đề” thì mới là Chánh đẳng Chánh giác)
65Nam-mô bà dà bà đế:
Hình ảnh bà già ngồi niệm Phật rồi đếm.
66A sô bệ da:
– A sô → ô sa, tức là mũ cánh chuồn. Mà cánh chuồn → cuồng chánh
– Bệ → bệ hạ → bạ hệ, ẩn ý rằng tin tưởng lời người xưa (Pháp môn Tịnh Độ) truyền lại mà không kiểm chứng.
– Da → dai dẳng
Đây là cuồng chánh, tin tưởng lời nói mà không dùng trí huệ để kiểm chứng lại. Tư tưởng này được kéo dài dai dẳng, không có cơ sở.
67Đa tha dà đa da:
Đâu phải thần lực của Đức Phật giúp người già thành cây da, mà để thành Chánh quả.
68A ra ha đế
Rao giảng và khuyên nhau vừa niệm vừa đếm
69Tam miệu tam bồ đà da:
Bồ đà là hình ảnh cây cần sa (chất gây nghiện)
Ma dẫn thành cây da.
70Nam mô bà dà bà đế:
Hình ảnh bà già ngồi niệm rồi đếm.
71Bệ xa xà da:
– Bệ → bệnh xá, hay là bệnh viện
– Xà → rắn
– Da → gia đình, hoặc là ẩn ý về một đạo tràng
Bệnh viện ở xa, mà con rắn ở ngay trong gia đình. Rắn cắn thì không kịp cứu!
72Câu lô phệ trụ rị da:
– Câu → cố chấp
– Lô → lôi kéo
– Câu lô: nắm giữ níu kéo
– Phệ: Thú dữ cắn người được gọi là phệ.
– Trụ → ở lại
– Rị → trị
– Da → ngoài da
(Nghĩa đen) Bị thú dữ cắn mà chỉ nghĩ như bệnh ngoài da nên cố chấp ở nhà chữa trị, không biết có sự tiềm ẩn của các bệnh khác.
(Nghĩa bóng) Ỷ lại rằng các Tổ khuyên thì cứ theo, và tin tưởng mà không dùng cái Trí để tư duy. Cứ nắm giữ quan điểm cũ kỹ, ỷ lại vào tư duy cũ.
73Bác ra bà ra xà da:
– Bác ra → bác bỏ
– Bà ra → bài bỏ
– Xà da → xà dang, ẩn ý chỉ nghe lời của con rắn.
Bác bỏ tất cả các pháp của Đức Phật, nghe theo lời rắn dụ dỗ.
74Đa tha dà đa da:
Đâu phải thần lực của Đức Phật giúp họ thành cây da, mà để thành Chánh quả.
75Nam Mô bà dà bà đế:
Hình ảnh bà già ngồi niệm rồi đếm.
76Tam bổ sư bí đa:
– Tam → tam kinh
– Bổ → bổ, đập
– Bí → Sơn Hỏa Bí, tức là trang điểm hay là tô điểm
– Đa → nhiều
Mỗi thế kỷ, thì mỗi ông sư lại trang điểm thêm cho ba bộ kinh (Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ), khiến các bộ kinh này trở nên thần bí hơn thực tế và làm chúng bị sai khác. Phật tử nghe lời họ, thì tương lai sẽ thành cây da.

Niệm Phật như một cách nhớ nghĩ để làm theo lời Phật dạy và cũng là cách để giúp chúng ta định tâm. Không nên cho rằng đó là đủ điều kiện để được về cõi Tây Phương Cực Lạc. Để từ đó dẫn bản thân đi đến sự say xưa tụng niệm mà quên mất việc đời, quên mất việc phải học và nghiên cứu thêm các pháp khác của Như Lai. Bởi còn rất nhiều các kinh sách khác cần phải học hỏi, và nghiên cứu để hiểu cho tỏ tường. Đó là cách tu sai, không thể khai trí nên không thể đắc đạo!

Luận Bàn

Ngài đã giải mã thần chú Lăng Nghiêm, với mục đích giúp người tu thức tỉnh. Quá trình tu tập là một quá trình khai mở cả tâm lẫn trí. Nếu chúng ta quá cuồng một quan điểm nào đó thì sẽ dẫn đến việc tu tập bị sai. Từ đó, gây trễ nải trên bước đường tu, Minh Nguyệt mong độc giả hữu duyên nghe được bài Pháp này, hãy có sự điều chỉnh, dùng trí để phá đi sự cố chấp – giúp quá trình tu tập của bản thân trở nên tinh tấn hơn và kịp chuẩn bị hành trang tốt trước khi hội Long Hoa diễn ra trong tương lai.

Xem thêm các bài giải ẩn thần chú khác:

  1. Bồ đề tức là bến đỗ, là quả vị Chánh đẳng Chánh giác ↩︎

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *