Từ xưa đến nay, người ta vẫn hay tự hỏi rằng, phải chăng Đức Phật Thích Ca là Thượng Đế? Câu hỏi này bắt nguồn từ lời Ngài nói lúc mới đản sinh: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn…” Minh Nguyệt xin phép tổng hợp lại các bài pháp của Đức Phật để quý vị có thêm bằng chứng. Qua đó, quý vị sẽ thấy rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chính là hiện thân của Ông Trời1 – Đấng sáng tạo ra vũ trụ và nhân sinh. Trong nhiều tôn giáo khác, Đức Thượng Đế cũng được hiểu như là Ông Trời, hay Chúa Trời.
6 Luận Cứ Chứng Minh Thân Phận Của Đức Phật Thích Ca
(1) “Thiên Thượng Thiên Hạ – Duy Ngã Độc Tôn” (Trích lời của Đức Phật)
Trong kinh Ưu Bà Di Tịnh Hạnh Pháp Môn, ghi chép về sự kiện đản sinh của Đức Phật. Khi vừa lọt lòng mẹ, Ngài đã bước đi bảy bước. Nâng theo gót chân của Ngài có bảy đóa hoa sen. Một tay Ngài chỉ lên trời, một tay thì chỉ xuống đất. Rồi Ngài nói rằng:
“Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Nhất Thiết Thế Gian
Sinh lão bệnh tử”
Đây là câu nói khẳng định rằng Ngài là Ông Trời – bậc tôn quý nhất trong trời đất này. Chúng ta cùng lắng nghe Kim Thân của Đức Phật giải mã bốn câu kệ trên, để hiểu rõ hơn về những ẩn ý bên trong của Ngài.
Xem chi tiết tại bài viết “(Giải Mã) Thiên Thượng Thiên Hạ, Duy Ngã Độc Tôn“
(2) Hoa Ưu Đàm và Chuyển Luân Thánh Vương
Trong kinh Huệ Lâm Âm Nghĩa, Đức Phật nói rằng: “Khi chúng sanh thấy hoa Ưu Đàm thì sẽ thấy Chuyển Luân Thánh Vương hoặc một vị Phật đã có mặt tại thế gian”. Ngài mô tả rằng thân nó như hạt bụi, màu trắng và hoa của nó nhỏ li ti. Trong kinh, Đức Phật mô tả ra sao, giờ đây nó đã diễn ra đúng như vậy.
Đó là sự sắp đặt bởi đã nằm trong kịch bản của Ngài. Không nên hiểu rằng Ngài dùng thần thông để biết và tiên tri về tương lai. Nên hiểu nó là kế hoạch đã định của Ngài.
(3) “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” (Trích lời của Đức Phật).
Đây chính là lời thọ ký của Đức Phật, không phải lời nói suông. Chỉ có Đấng Tối Cao đã an bài và sắp đặt mới có thể tự khẳng định được rằng: “Chúng sanh tương lai sẽ thành Phật”. Bởi nếu không có sự quản lý, tức là sắp đặt sẵn theo kế hoạch đã định, thì chúng sanh sẽ bị luật nhân quả và nghiệp lực chi phối, từ đó dẫn họ rơi vào vòng luẩn quẩn trong Tam giới, bao gồm: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.
Chính Ngài đã an bài và sẽ hướng dẫn chúng ta thoát ra khỏi sáu nẻo luân hồi.
(4) “Không có gì từ không mà thành có và không có gì từ có mà thành không” (Trích lời của Đức Phật).
Đây là lời nói bóng gió của Ngài; chỉ là chúng ta đã không khám phá được những ẩn ý sâu xa trong từng lời Ngài nói.
- “Không có gì từ không thành có”: Câu này ẩn ý và ngầm thừa nhận rằng có một Thượng Đế đã sáng tạo tất cả. Không có chuyện mọi vật trên đời tự nhiên mà có.
- “Không có gì từ có mà thành không”: Hàm ý rằng đó là chương trình của Ngài để đào tạo cho chúng sanh thành Phật, thì sẽ không có chuyện hương linh đó bị tiêu hủy.
Khi hương linh đã được Ngài tạo ra, nó sẽ mãi mãi tồn tại để đi tu học và đắc đạo, trở thành một vị Phật. Chỉ có những cái giả tạm được mượn để đào tạo hương linh, như thân thể của chúng sanh hay vật chất, thì chúng sẽ tan biến.
(5) Thọ ký cho đệ tử thành Phật
Thọ ký tức là lời hứa của Đức Phật. Quân vô hí ngôn, Ngài không thể hứa suông khi không biết chắc các vị đó có thể thành Phật. Tức là có sự sắp đặt trước; chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã an bài nên Ngài mới có thể tự khẳng định việc đệ tử của mình thành Phật.
(6) Nói trước nhiều điều về Việt Nam trong kinh Pháp Hoa
Trong Kinh Pháp Hoa, Ngài nhắc về Dê, Hươu, Trâu để ẩn ý về vùng đất mà Ngài sẽ xuất hiện một lần nữa tại thế gian.
- Dê chữ hán là 羊 (dương) ẩn ý nhắc đến biển.
Nguồn: Ảnh được chụp từ vệ tinh
Nhìn trên ảnh vệ tinh này, đặc biệt ở vùng đất (Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa), ta sẽ thấy hình ảnh của con trâu, con hươu và vùng biển (dương). Mỗi con chỉ xuất hiện nửa mặt.
Không nên nghĩ rằng vì Ngài là một vị Phật nên đã dùng thần thông để xem trước tương lai. Chúng ta không thể xem trước được tương lai, bởi nó là những việc chưa xảy ra. Việc Ngài đã ẩn ý nó từ trước trong kinh Pháp Hoa chứng tỏ chính Ngài đã sắp đặt và an bài những sự kiện đó.
Hình ảnh nửa khuôn mặt của con trâu
Hình ảnh nửa khuôn mặt con hươu, xung quanh bên phải là biển (dương)2
- Ông Trời mà người dân Việt hay nhắc đến chính là Đức Thượng Đế, cũng là Đức Phật Thích Ca. Xem chi tiết về Ông Trời tại đây ↩︎
- Nguồn tham khảo: Sách Phật Giảng Con Nghe ↩︎
Bề trên đã ngầm thừa nhận Đức Phật Thích Ca chính là Đức Thượng Đế, thông qua lời thơ rằng:
“Phải cần hợp tác dung hoà
Đạo nào cũng của Thích Ca giáo truyền
Anh em dòng giống rồng tiên
Xây lưng đấu cật mới yên năm nhà”
Đây là một trích đoạn trong “Cờ Tiên Giáng Thế” – điển bút của bề trên cho vào ngày 27/11/2023 tức ngày rằm tháng 10 năm quý mão.
Giải thích về ẩn ý bên trong của lời thơ
- “Đạo nào cũng của Thích Ca giáo truyền“: Vốn dĩ người đời chỉ biết rằng Phật Thích Ca sáng lập nên Đạo Phật, nhưng sự thực rằng tất cả các đạo trên thế giới gồm Thiên Chúa Giáo, Đạo Phật, Đạo Lão, … đều được tạo lập dưới lệnh mà Ngài đã ban ra. Bởi vì Ngài vốn là Thượng Đế – Đấng sáng tạo ra vũ trụ này.