Kinh Kim Cang còn có tên gọi khác là Kinh Kim Cương. Đây là cuốn kinh dành cho Phật tử đã quy y hoặc chưa quy y nhưng có lòng muốn tu thành Phật. Ngoài nội dung giáo hóa, Đức Phật còn ẩn bí mật ở bên trong. Chúng ta cùng lắng nghe Ngài giải thích, để xem nghĩa ẩn bên trong cuốn kinh này.
Lời Giảng Của Đức Phật Trong Bài Pháp Giải Mã Kinh Kim Cang
Để giải nghĩa ẩn của bản kinh, Ta sẽ chọn lọc và phân tích một số đoạn quan trọng.
(Trích đoạn 1) Ngài Tu-bồ-đề hỏi Đức Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Người thiện nam, người thiện nữ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nên làm sao trụ tâm, làm sao hàng phục tâm kia?” Và Đức Phật trả lời: “Tu-bồ-đề, nếu Bồ Tát có các tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, thì chẳng phải là Bồ Tát. Bồ Tát đúng nơi pháp phải nên không có tâm trụ trước mà làm việc bố thí, không trụ trước nơi thanh hương vị xúc pháp mà bố thí, không trụ trước nơi tướng mà bố thí thì phước đức không thể suy lường.” |
Chúng sanh cần hiểu rõ về từ “trụ tâm” trong đoạn kinh này. Trụ tâm, tức là làm chủ tâm để không khởi ham muốn riêng tư. Nếu nó khởi, thì phải biết cách hàng phục tâm.
Với những người muốn thành Phật, thường sẽ tu theo hạnh Bồ Tát, tức cần thực hiện bố thí trải qua nhiều kiếp. Bồ Tát trong kinh này, ý nói về những người đang mang thân phàm chịu chi phối bởi đời thường.
“Nếu Bồ Tát có các tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, thì chẳng phải là Bồ Tát”. Điều này hàm ý rằng khi chúng ta đi bố thí mà còn có sự so sánh giữa ta và người khác, hoặc còn có suy nghĩ cho họ thì ta được những gì, thì khởi tâm như vậy là không nên. Thay vào đó, hãy trụ tâm rằng khi người ta cần thì mình nên giúp đỡ, bố thí bằng tâm thiện và trí tuệ, không khởi tâm vì lý do khác.
“Bồ Tát đúng nơi pháp phải nên không có tâm trụ trước mà làm việc bố thí, không trụ trước nơi thanh hương vị xúc pháp mà bố thí, không trụ trước nơi tướng mà bố thí thì phước đức không thể suy lường“, trong đây cần làm rõ về “thanh”, “hương”, “vị” và “xúc” pháp.
- Thanh: Âm thanh
- Hương: Cảm giác từ khứu giác
- Xúc: Cảm giác từ tiếp xúc da thịt
- Pháp: Ý nghĩ, tư tưởng
Dụng ý của Ngài là chúng ta cần bố thí bởi tấm lòng từ bi vô ngằn mé. Khi lòng từ bi đủ lớn, chúng ta sẽ bố thí mà không bị khởi tâm bởi tướng ngã, nhân, … bởi sự so sánh nào khác.
Ví như thời điểm miền Trung bị lũ lụt, ta dùng cái trí của mình để thấu hiểu về sự khó khăn của người dân và sự cần giúp đỡ của họ. Dùng tấm lòng từ bi để xả tâm giúp, mong họ vơi bớt nỗi khổ. Không khởi tâm mong cầu sự bố thí này sẽ giúp mình nổi tiếng, hay được ca ngợi (thọ giả) thông qua báo đài hay các phương tiện đại chúng khác.
Làm được như vậy là chúng ta đã đi đúng hướng. Ngày thành Phật sẽ không còn bao xa nữa.
(Trích đoạn 2) Đức Phật hỏi: “Tu Bồ Đề, có thể do nơi thân tướng ấy mà thấy Như Lai chăng?” Tu Bồ Đề đáp: “Không thể. Vì Như Lai nói thân tướng đó chẳng phải là thân tướng” Đức Phật nói: “Phàm hễ có tướng đều là hưu vọng cả, nếu nhận thấy các tướng đều là không phải tướng, chính là thấy Như Lai” |
“Như Lai” trong đây không nhất thiết là nói về Đức Phật, mà ở đây ý nói về người thiện có tâm Phật. Ngài lưu ý rằng nếu chỉ nhìn vào thân tướng thấy đẹp mà vội vàng đánh giá là không nên. Chúng ta phải dùng cái trí để nhận biết được Phật, để thấy được Như Lai, nếu không rất dễ nhìn thấy Ma.
Muốn có trí phải thông qua rèn luyện trau dồi.
Dựa vào hiện tướng sẽ thấy:
- Không phải Phật tức là Ma
- Thấy Phật
Vào thời kỳ mạt pháp có rất nhiều ma với những thân tướng đẹp đẽ và lời lẽ ngọt ngào để dụ dỗ. Không nên theo cúng dường nếu nhận thấy đó là Ma.
Dựa vào trí để thấy Phật: Cần học hỏi cho nhiều, kiến thức nhiều thì Huệ sẽ phát ra và chúng ta có thể phân biệt được Phật với Ma. Từ đó, nhận ra ai mới là Phật.
Từ “Như Lai” trong đây, khi sử dụng ngôn ngữ Đà-la-ni để giải mã, sẽ có nghĩa là “nhai lựa”. Điều này hàm ý rằng chúng ta cần lựa chọn cái gì đúng cái gì sai, thì sẽ nhìn thấy Phật.
“Như Lai” trong đây chính là nói về vị Phật của chính mình, không phải là Phật Thích Ca Mâu Ni.
(Trích đoạn 3) Đức Phật nói rằng: “Tu-bồ-đề, thật không có pháp Như Lai được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác” |
Ý rằng không có pháp cụ thể nào để tu thành Phật. Mỗi người có thể tu bằng các cách khác nhau, tùy vào căn cơ của mỗi người. Ví như người cư sĩ tại gia cũng có thể tu tốt hơn tu sĩ. Không nhất thiết phải tu trong chùa mới có thể đạt thành.
Giải mã trong tên gọi “Kinh Kim Cương”
Kinh Kim Cang còn được gọi với một tên gọi đầy đủ khác là “Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật”. Chính tên gọi này có ẩn chứa bí mật.
Từ “Nhã”, “Kim Cương”: Hàm ý ẩn giấu rằng vào thời nay, đang có một vị Phật ở ẩn dưới thế gian. Thân phàm của vị đó, có tên chứa từ “Nhã” và buôn bán kim cương. Khi vị Phật này xác nhận thân phận, thì sẽ có bao la vị khác xuất hiện tại thế gian. Sự hợp lực trí tuệ của các vị này, sẽ tạo ra một trí huệ Bát Nhã, giúp đất nước phục hưng.
Luận bàn
Sau khi nghe Đức Phật giảng nghĩa ẩn trong bộ kinh này. Minh Nguyệt thấy rằng: muốn thành Phật, chúng ta phải làm chủ được tâm, và hành đạo Bồ Tát bằng việc bố thí từ lòng từ bi và trí tuệ; không thực hiện bố thí bởi mong cầu lợi lạc khác. Tức là, nhận cái thọ giả, những cái giả tạm của thế gian.
Nếu thấy bản thân đã chệch hướng, hãy chỉnh sửa tâm để mình đi đúng hướng. Chỉnh sửa và hàng phục tâm bằng cách khởi, phát lòng từ bi thật rộng. Hãy phát khởi vô ngằn mé, giống như câu Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni mà ơn trên đã để lại.