Hoa Ưu Đàm bắt đầu xuất hiện từ năm 1992 tại Hàn Quốc, và hiện nay đã xuất hiện ở rất nhiều nơi trên thế giới. Nhiều người đọc kinh Phật vẫn tin rằng hoa Ưu Đàm sẽ nở sau 3000 năm kể từ ngày Đức Phật nhập Niết-bàn. Tuy nhiên, thời gian chờ đợi mới chỉ được hơn 2500 năm mà hoa Ưu Đàm đã nở.
Vì Ưu Đàm nở sớm nên nhiều người sinh hoài nghi. Thậm trí, có một số loài côn trùng có trứng nhìn cũng khá giống với hoa Ưu Đàm, phải thực sự tinh ý để quan sát cánh hoa mới có thể nhận biết được hoa hay trứng côn trùng.
Để giúp độc giả biết được nguyên cớ vì sao Ưu Đàm nở sớm, Minh Nguyệt xin phép trích dẫn lại bài Pháp Hoa Ưu Đàm Nở Sớm của Đức Phật. Mong độc giả hữu duyên có thể thấy được bài pháp này, để hiểu được nguyên nhân sâu xa là gì.
Trích Lời Giảng của Đức Phật trong bài pháp Hoa Ưu Đàm Nở Sớm
Khi chúng sanh thấy hoa này xuất hiện tại thế gian, lúc này bậc Chuyển Luân Thánh Vương, Kim Luân Vương hoặc một vị Phật nào đó đã có mặt tại thế gian. Hoa này xuất hiện nhờ vào đại ơn đại đức của Ngài mà nó xuống thế gian theo. Hiện nay, Ngài đã xuất hiện tại miền Nam của Việt Nam.
Ngày xưa, Đức Phật từng nói rằng: 3000 năm hoa Ưu Đàm mới nở. Ngài mô tả hoa này màu trắng, với thân như hạt bụi và nhỏ li ti. Vậy nay mới chỉ hơn 2500 năm mà thấy được hoa Ưu Đàm, tức là Đức Phật đã xuống thế gian sớm gần 500 năm. Nó vốn có nguyên cớ, chỉ bởi người đời đọc kinh mà đã không thấu tỏ để mà biết được.
Đạo Phật chỉ tồn tại qua ba thời kỳ
Trong kinh sách, Ngài từng giảng rằng giáo pháp của Ngài sẽ tồn tại qua ba thời kỳ.
- Chánh pháp (1000 năm): Thời kỳ này, người tu theo đạo của Ngài rất dễ đắc đạo.
- Tượng pháp (1000 năm): Tương tự trong thời kỳ này, người tu cũng dễ đắc đạo, mặc dù số lượng không còn đông đảo như trước.
- Mạt pháp (1000 năm): Tới thời kỳ Mạt pháp, sẽ không có một ai đắc đạo dù Đạo Phật vẫn còn tồn tại.
Qua ba thời kỳ này, Đạo của Ngài sẽ không còn độ cho ai được nữa.
Vì sao hoa Ưu Đàm nở sớm?
Nguyên cớ là vì ngày xưa Đức Phật cho phép thành lập Tăng đoàn nữ.
Trong một chuyến về nhà thăm vua cha, mọi người thấy rằng Ngài đã đắc đạo. Dì của Ngài, cũng chính là người mẹ kế đã nuôi Ngài khôn lớn, tên là Bà Kiều Đàm Di, đã xin Đức Phật cho phép được xuất gia. Khi Ngài đi xa, Bà cùng người hầu đã xin phép Vua (cha Đức Phật) được đi tu theo Phật Thích Ca. Bà đã cùng hàng trăm cung nữ xuống tóc, đi chân trần, xin nhập vào tăng đoàn để tu. Ban đầu, Đức Phật từ chối vì cho rằng người nữ là khó tu, nhưng rồi ông A Nan thấy tội nghiệp đã xin với Đức Phật. Vì vậy, Ngài đã đồng ý cho họ vào tăng đoàn, nhưng Ngài lại đặt ra nhiều điều kiện để người nữ phải theo các giới luật khắc nghiệt hơn. Và mọi người đồng ý tu theo.
Sau đó, Đức Phật đã nói rằng vì việc thành lập Tăng đoàn nữ này, nên Chánh pháp của Như Lai sẽ giảm xuống còn 500 năm, thay vì 1000 năm. Tức là:
- Chánh pháp là 500 năm
- Tượng pháp là 1000 năm
- Mạt pháp là 1000 năm
Nên nhớ, thời kỳ Mạt pháp tức là pháp đó vẫn còn tồn tại nhưng nó không độ được cho ai cả, chỉ mang tính chất hình thức. Các con có thể tìm hiểu thêm trong Kinh Pháp Diệt Tận để hiểu thêm về thời kỳ Mạt pháp.
Tăng đoàn nữ đã tu tập tốt đẹp, họ chịu nhiều khổ hạnh và nhiều giới luật hơn tu sĩ nam. Bởi vì họ trải qua quá trình tu khắc nghiệt nên họ tu tinh tấn hơn và giỏi hơn. Do đó, Chánh pháp được giảm xuống và chính nhờ điều này, Chuyển Luân Thánh Vương đã xuất hiện sớm hơn gần 500 năm so với quy định trước đó của Đức Phật.
Luận Bàn Về Vị Chuyển Luân Thánh Vương
Vị Chuyển Luân Thánh Vương đợt này, chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bởi khi Ngài thành lập Đạo Phật, Ngài đã ẩn giấu rất nhiều bí mật trong kinh sách thông qua việc mượn hình ảnh. Đặc biệt là trong Kinh Pháp Hoa còn ẩn chứa cả thiên cơ mà chúng ta không thể hiểu hết được. Người thắt nút sẽ là người mở nút, vì vậy Ngài sẽ xuất hiện lại tại thế gian để mở ra những bí mật trong đó.
Hoa ưu đàm mọc ở nhà có tốt không?
Hoa mọc ở đâu cũng tốt, người hữu duyên sẽ gặp. Tuy nhiên, nhiều người đã gặp mà “không thấy” bởi không biết rằng đó là hoa. Việc gặp hoa chỉ thể hiện rằng chúng ta có duyên, chứ không nên hiểu rằng: “gặp hoa sẽ mang lại may mắn“. Điều đó là mê lầm.