(Giải Ẩn) Kinh Pháp Hoa – Phẩm “Phương Tiện”

Loading

Chư vị đã giáng thế tại Việt Nam và thực hiện giải mã những bí ẩn trong kinh sách, thần chú và Sấm Trạng. Minh Nguyệt xin phép bề trên được trích dẫn bài pháp từ “Thực Tướng Kinh Pháp Hoa – Phẩm Phương Tiện”. Mời quý độc giả cùng chúng tôi lắng nghe những lời giáo huấn sâu sắc này để khám phá những bí ẩn bên trong của bộ kinh.

Thực Tướng Kinh Pháp Hoa – Phẩm Phương Tiện

✍️ Bài pháp được thuyết bởi: Kim Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngày thuyết: 25/01/2021

Khi đọc bộ Kinh Pháp Hoa, chúng ta sẽ thấy các chư vị Thánh và Bồ Tát tập hợp lại, cùng trò chuyện và đàm đạo với nhau; mục đích để ẩn và truyền thông điệp làm nên bộ kinh này. Bởi vậy, cuốn kinh này chính là phương tiện để chuyên trở các bí mật của Đức Phật. Có rất nhiều ẩn ý ở bên trong, mà người đọc kinh cần hiểu theo nghĩa bóng của từng phẩm mới có thể thấu tỏ được.

Trong phẩm Phương Tiện, Đức Phật muốn nói đến phương tiện. Ta sẽ lấy những đoạn kinh nổi bật để giải nghĩa ẩn bên trong.

Trích đoạn trong bộ kinh
“Khi ấy, Đức Thế Tôn thung dung xuất định nói với Tôn Giả Xá Lợi Phất rằng: ‘Tuệ giác Như Lai sâu xa vô tận, cửa ngõ của tuệ giác ấy khó biết khó vào. Tìm được cửa ngõ ấy đã khó, biết nó ở đâu mà khi tìm ra thì bước vào cũng khó’”

Phương tiện chính là “cửa ngõ của tuệ giác” mà Đức Phật nói sâu xa vô tận là vậy. Ở đây, chúng ta hãy hiểu sáu nẻo luân hồi chính là phương tiện để đào tạo một vị Phật. Đây là cách giúp một chúng sanh mang trong mình mầm Phật, phát triển dần dần để trở thành một vị Phật.

Sáu nẻo luân hồi là phương tiện lớn nhất của Đức Phật và mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chúng sanh. Bởi nếu không có nó, chúng ta sẽ mãi mãi không thể trở thành Phật.

Khổ cũng là kiếp nạn mà sung sướng cũng chính là kiếp nạn. Bởi vì khi trải nghiệm sự sung sướng, con người dễ bị cuốn vào sự hưởng thụ, say mê, và lạc hướng, từ đó quên mất lối về và không biết lo tu. Vậy nên, sướng quá cũng nên hiểu là một kiếp nạn. Ví như việc say mê gái, mê trai, mê rượu, mê cờ bạc sẽ khiến chúng ta chậm trễ trên con đường thành Phật.

Trích đoạn trong bộ kinh
“Xá lợi Phất! Từ khi trở thành bậc toàn giác cho đến ngày nay, Như Lai đem lại mọi thứ yếu tố và mọi sự ví dụ mà diễn rộng các cách lập luận, vận dụng vô số phương tiện ấy dẫn dắt chúng sanh thoát được sự vướng mắc vào điểm này hay điểm khác”

Tới đoạn kinh này, Đức Phật muốn nói tới vấn đề kinh dịch. Chúng ta cùng phân tích từng câu Ngài đã nói.

“Như Lai đem lại mọi thứ yếu tố và mọi sự ví dụ mà diễn rộng các cách lập luận”

  • Yếu tố” là gồm nhiều thứ, nhưng cơ bản nhất là hai yếu tố âm và dương. Thân thể hiện tại của chúng ta cũng là nhờ âm dương mà ra.
  • Sự ví dụ” là nằm trong bát quái và kinh dịch.

Trong kinh dịch và bát quái, một quẻ bát quái sẽ dùng làm đại diện, làm ví dụ cho các pháp khác nhau. Ví như quẻ Càn làm đại diện cho Trời, đàn ông, những thứ cứng và mạnh, cũng như cho dương. Quẻ Khôn tượng trưng cho đất, phụ nữ, những gì nhu thuận và mềm yếu.

Trong kinh dịch, có tổng cộng khoảng 64 quẻ dịch; mỗi quẻ đều mang hình ảnh ẩn dụ riêng. Ví như quẻ Bát Thuần Càn thì lấy con rồng làm ẩn dụ để nói về thời vận của một ai đó hoặc của một quốc gia, hay công việc nào đó.

Đó là lý do mà Đức Phật đã nói: “vận dụng vô số phương tiện ấy dẫn dắt chúng sanh thoát được sự vướng mắc vào điểm này hay điểm khác.” Ở đây, Đức Phật nói đến việc vận dụng công dụng của kinh dịch để đoán biết được thời vận của mình đang ở đâu: thịnh hay suy?

Trích đoạn trong bộ kinh
“Đức Phật nói tiếp:‘Thôi không nên nói nữa vì sự chưa từng có và khó hiểu bậc nhất mà Như Lai đã thành tựu. Chỉ Như Lai với chư vị Như Lai mới cứu xét cùng tận và tuyên thuyết khéo léo về thật tướng các Pháp’”
  • Thật tướng các pháp hàm ý chỉ sự giả tạm, các pháp trong sáu nẻo luân hồi đều là giả tạm.

Những thứ đó đều từ âm dương mà ra. Khi âm dương không còn, thì những thứ đó cũng sẽ biết mất theo. Tuy nhiên, con người chỉ có thể hiểu một cách sơ sơ, bởi chỉ có các chư vị Phật mới có thể hiểu được.

Sáu nẻo luân hồi từ trong hư không mà ra. Sau khi thành Phật, các vị Phật cũng sẽ trở về lại cõi hư vô. Lúc đó, họ sẽ hiểu được thực tướng của các Pháp.

Chúng ta là do Đức Thượng Đế tạo ra. Mầm Phật được sao chép từ pháp thân của Thượng Đế và không tạo từ khí âm dương. Còn thân thể vật chất và hương linh (linh căn) đều tạo từ âm dương mà ra.

Pháp thân của Phật nằm trong hương linh (linh căn) và được bao bọc bởi nhiều lớp vỏ, vô số lớp vỏ. Khi mình trải qua một kiếp nạn, thì một lớp vỏ bị rớt ra. Mỗi khi lớp vỏ rớt ra, đồng thời là lúc pháp thân đó lại hoàn thiện thêm một chút. Lớp vỏ rớt càng nhiều, thì pháp thân đó càng hoàn thiện. Khi rụng hết lớp vỏ, thì mới thành Phật và trở về cõi hư vô, nơi mà mình đã từng đi.

Trích đoạn trong bộ kinh
“Xá Lợi Phất! Thôi không nên nói nữa vì sự chưa từng có và khó hiểu bậc nhất mà Như Lai đã thành tựu. Chỉ Như Lai với chư vị Như Lai mới cứu xét cùng tận và tuyên thuyết khéo léo các pháp. Thật tướng ấy là biểu hiện như vậy, đặc tính như vậy, bản thể như vậy, năng lực như vậy, động tác như vậy, nhân tố như vậy, duyên tố như vậy, kết quả như vậy, hình thành như vậy, toàn bộ như vậy”

Đây chính là đặc tính, hình dạng và sự hoạt động của các cõi.

  • “Đặc tính như vậy”

Ý là đặc tính của mỗi cõi sẽ là mỗi khác và sẽ phù hợp với mỗi dạng chúng sanh trong từng cõi đó.

Ví như cõi Trời thì vật chất có đặc tính nhẹ nhàng, phù hợp với chúng sanh là thần tiên. Còn cõi Địa Ngục thì rất là nặng trĩu, phù hợp với chúng sanh cõi Địa Ngục. Cõi Người có đẹp đẽ nhưng cũng nặng nề do sức tàn phá của con người gây ô nhiễm, nơi đó có thanh có trọc.

  • Bản thể như vậy

Bản thể của sáu cõi đều được cấu tạo từ khí âm dương mà ra. Đó là hai thứ giả tạm mà Đức Phật mượn để rèn luyện mầm Phật.

  • “Năng lực như vậy”

Sáu cõi có khả năng hay là năng lực, để trở thành phương tiện giúp rèn luyện chúng sanh.

Ví như trên cõi Trời mang lại sự sung sướng và nghỉ ngơi cho chúng sanh. Cõi Địa Ngục đầy đọa và khắc nghiệt, để họ có thể nhận ra và sám hối. Cõi Người với sự hỗn hợp của niềm vui và đau khổ, rèn luyện nên trí tuệ và dễ dàng tiến gần hơn đến giác ngộ, giúp rút ngắn con đường trở thành Phật. Chỉ cõi Người mới có thể trở thành Phật và không ai trong cõi Tiên Giới mà thành Phật.

  • Động tác như vậy

Nghĩa là từ cõi này mà chúng sanh sẽ đầu thai để vào các cõi khác.

Ví như chúng sanh muốn vào cõi Người, thì phải đầu thai thông qua cha mẹ để thành người. Còn xuống cõi Địa Ngục, thì không phải đầu thai mà tự động theo nghiệp bị đọa xuống.

  • “Nhân tố như vậy, duyên tố như vậy”:

Nhân là do ý muốn của Trời mà có sáu cõi này.

Duyên là hai yếu tố âm dương ngũ hành để tạo ra sáu cõi này.

  • “Kết quả như vậy”

Tức là trải qua đủ các kiếp nạn trong sáu cõi, thì ai cũng thành Phật.

  • “Hình thành như vậy”

Sáu cõi luân hồi được hình thành là do Ông Trời1 sáng tạo. Ngài tạo ra con người, thì phải có nơi để rèn luyện và giáo hóa.

  • “Toàn bộ như vậy”

Lý do tạo ra sáu cõi như vậy là do sự sáng tạo của Thượng Đế. Mọi thứ cũng chỉ là tạm, từ sung sướng cho đến khổ đau, đều là tạm và không ai được sung sướng hay bị đau khổ mãi mãi.

Thời điểm hiện tại, chúng sanh cũng đã trải nghiệm đầy đủ các kiếp nạn trong sáu cõi luân hồi. Thời điểm tới, Ngài Di Lặc sẽ giáo hóa để giúp chúng sanh thành Phật.

Trích đoạn trong bộ kinh
“Lúc này thì trong tứ chúng, nhiều người đã đắc quả Thánh nhưng không hiểu được tại sao hôm nay Đức Phật lại ân cần tán dương sự phương tiện bằng cách nói rằng : ‘Pháp của Như Lai cực kỳ sâu xa tinh túy và khó hiểu’. Như Lai nói ý gì đó mà hàng Thanh văn và Duyên Giác không thể đạt đến.
Lúc bấy giờ, Ông Xá Lợi Phất biết sự hoài nghi của đại chúng hàng Thanh Văn và Duyên Giác thì Ông đã hỏi Đức Phật.
Đức Phật từ chối.
Đức Thế Tôn bảo với Ngài Xá Lợi Phất: ‘Thôi thôi không nên, nói vấn đề này thì cả thế gian trong đó có chư Thiên và nhân loại sẽ kinh sợ ngờ vực’.
Tôn Giả Xá Lợi Phất lại thưa: ‘Bạch Đức Thế Tôn, Xin Đức Thế Tôn dạy cho vấn đề này. Vì Đại Hội này nhiều trăm ngàn vạn ức có vô số người từng gặp chư Phật, các căn lanh lợi trí tuệ sáng tỏ khi Đức Thế Tôn dạy thì có thể kính tin.’”
  • “Kinh sợ”

Đức Phật không muốn nói; tại vì sáu nẻo luân hồi này có ba đường dữ và khi bị đọa sẽ bị hành hạ. Nhưng kế hoạch của Ngài là vậy, ai cũng phải trải qua sáu nẻo này. Vì muốn thành một vị Phật thì phải biết tất cả, và chỉ có trải nghiệm hết mới có thể thấu hiểu được hết những nỗi đau của chúng sanh. Bởi vậy, nếu được nghe về điều này, họ sẽ thấy kinh sợ; ai cũng sẽ lo sợ mình bị lọt xuống ba đường dữ.

  • “Ngờ vực”

Ý là không rõ Đức Phật có nói thiệt? Nhưng Ngài là Đức Thế Tôn nên chắc là nói thiệt rồi. Từ đó, sinh ra nửa tin nửa ngờ.

Tóm lược đoạn kinh
Sau ba lần Ngài Xá Lợi Phất cầu xin Đức Phật thuyết phẩm “Phương Tiện” thì Đức Phật mới nhận lời. Sau khi Đức Phật nhận lời thì đã có 5000 người (Tăng thượng mạn) đã đảnh lễ Đức Phật rồi bỏ đi. Lúc này Đức Phật nói rằng: “Đức Phật Thế Tôn, Chư Phật xuất hiện ra tại thế gian tính như hoa Ưu Đàm, hoa Linh Thoại thỉnh thoảng mới xuất hiện. Thì việc xuất hiện của Chư Phật tại thế gian cũng tương tự như thế là một điều hiếm gặp.Mục đích xuất hiện của Phật tại thế gian là để khai mở cho chúng sanh tỉnh ngộ để thành Phật. Khi chúng sinh hầu hết đã trải nghiệm trong sáu cảnh giới sướng khổ thì Đức Phật mới xuất hiện để
1) Khai mở sự thấy biết của Phật được trong sáng.
2) Chỉ thị sự thấy biết của Phật được trong sáng.
3) Tỉnh ngộ sự thấy biết của Phật được trong sáng.
4) Nhập vào con đường thấy biết của Phật được trong sáng.
  • Khai mở sự thấy biết của Phật được trong sáng

Vị Phật ở đây là vị Phật ở trong ta. Chúng ta đang có mầm phật và tương lai sẽ phát triển thành ông hay bà Phật. Ngài sẽ khai mở, nhưng có thể thức hay không sẽ là một chuyện khác.

  • Chỉ thị sự thấy biết của Phật được trong sáng

Chỉ thị ở đây là ra sắc lệnh, ép buộc cho vị Phật nhỏ trong thân tâm của chúng ta phải tỉnh dậy và hiểu biết mình là một vị Phật tương lai.

Chỉ thị cho vị Phật tương lai này rõ sự thấy biết của mình được trong sáng, rõ ràng.

  • Tỉnh ngộ sự thấy biết của Phật được trong sáng

Một vị Phật tương lai đã ngủ trong thân tâm ta biết bao nhiêu ngàn kiếp. Giờ Đức Phật Tổ sẽ hiện ra để làm cho họ tỉnh ngộ sự thấy biết của Phật được trong sáng.

Ở đây, các vị Thầy hay gọi là “Kiến tánh thành Phật”, tức là hiểu và thấy biết được phật tánh tương lai sẽ thành vị Phật, thì mới nôn nao rốt ráo muốn tu để thành Phật. Đó còn được gọi là tỉnh ngộ để kiến tánh thành Phật.

  • Nhập vào con đường thấy biết của Phật được trong sáng

Sau khi tỉnh ngộ và thấy biết rồi, chúng ta sẽ nhập vào con đường thấy biết đó bằng cách hành động.

Vị Phật trong chúng ta đã biết mình là một vị Phật nhỏ, thì sẽ thôi thúc chúng ta tu để sửa đổi để thành được một vị Phật. Lúc đó, chính cái tâm Phật của chúng ta sẽ hối thúc chúng ta nhập vào con đường thấy biết đó. Bởi khi đã thấy biết rồi thì phải bước trên con đường tu mới có thể thành Phật để trở về.

  • Phật trong ngôn ngữ Đà La Ni có nghĩa là “phục bậc”

Phục bậc tức là quay lại cấp độ cao quý của mình. Từ cõi vô cực thành chúng sanh, sau đó đi tu để thành Phật, rồi quay trở lại cõi vô cực được gọi là phục bậc.

Phật còn có nghĩa là từ chúng sanh tu thành chánh quả Vô thường. Còn Thượng Đế không phải là Phật, bởi Ngài chỉ hiện ra là Phật để giáo hóa chúng sanh, Ngài vốn là trên hết và là Vua Trời.

Trích đoạn trong bộ kinh
“Xá Lợi Phất, Như Lai chỉ đem một cỗ xe duy nhất là Phật Đà mà thuyết pháp cho chúng sinh. Và 10 phương chư Phật khác cũng vậy. Chư Phật đã vận dụng vô số phương tiện trong đó gồm các thứ yếu tố, ví dụ và lời chữ. Pháp ấy toàn là cỗ xe Phật Đà duy nhất. Như Lai vận dụng các thứ yếu tố, ví dụ, lời chữ nghĩa là vận dụng năng lực phương tiện mà thuyết pháp. Như Lai làm như vậy là để cho họ được tuệ giác biết tất cả của cỗ xe Phật Đà duy nhất.”
  • Yếu tố, ví dụ, lời chữ”: Nói đến âm dương ngũ hành, kinh dịch và bát quái.
  • Chư Phật 10 phương”: Phải hiểu là toàn vũ trụ.
  • Cỗ xe Phật Đà duy nhất

Chữ “duy nhất” phải hiểu là có duy nhất một vị là Thượng Đế. Bởi vậy, “Cỗ xe Phật Đà duy nhất” là hàm ý chỉ một phương pháp duy nhất của Thượng Đế và do Ngài tạo ra.

Các vị Phật 10 phương cũng đến từ một nơi duy nhất, rồi phân tán ra khắp vũ trụ để đào tạo cho chúng sanh thành Phật. Các vị Phật (Chư Phật quá khứ và hiện tại, tương lai) nơi khác cũng ứng dụng pháp này để giáo hóa chúng sanh.

  • Phương tiện” ở đây cũng là từ âm dương mà ra.

Khi chúng ta biết được những yếu tố này, thì cũng dễ dàng hiểu hết được về Đạo Phật.

Trích đoạn trong bộ kinh
“Xá Lợi Phất, như vậy trong 10 phương quốc độ cỗ xe thứ hai còn không có, huống chi cỗ xe thứ ba. Nhưng Xá Lợi Phất, Như Lai xuất hiện trong thời kỳ dữ dội thì đó là thời kỳ đủ cả năm thứ vẩn đục. Chúng sinh ở thời kỳ này dơ bẩn dày nặng, keo lẩn, tham lam, ganh ghét, hoàn thành đủ thứ bất thiện nên Như Lai phải vận dụng năng lực phương tiện. Đó là chính nơi cỗ xe duy nhất là cỗ xe Phật Đà mà giả thiết nói ra có ba cỗ xe do đó mà Xá Lợi Phất, nếu là đệ tử của Như Lai tự gọi là La Hán, Bích Chi Phật mà không biết đến việc Như  Lai chỉ giáo hóa Bồ Tát như trên thì người ấy không phải là đệ tử của Như Lai.”
  • Cỗ xe Phật Đà” là sự tổng hợp của sáu cảnh giới.

Sáu cảnh giới này tức là sáu nẻo luân hồi. Cỗ xe này chính là phương tiện để đưa chúng ta đi đến bờ giác để thành Phật.

  • 10 phương quốc độ” ý là nhắc tới toàn vũ trụ.
  • Nếu là đệ tử của Như Lai tự gọi là … không phải là đệ tử của Như Lai

Tương tự như các vị Tỳ Kheo mà không biết đến việc giáo hóa Bồ Tát bằng sáu nẻo luân hồi như vậy thì cũng không phải là đệ tử của Như Lai. Họ cũng chỉ là một chúng sanh mà thôi. Bởi duy nhất cỗ xe Phật Đà, tức là sáu nẻo luân hồi mới có thể trở chúng sanh tới bến bờ giác ngộ.

  • Như Lai

Nói đến Đức Phật và cũng gồm cả các chư Phật khác xuất hiện.

  • Năm thứ vẩn đục

Ngũ đục → Ngục Đủ (dịch qua ngôn ngữ Đà La Ni). Ẩn ý rằng Đức Phật sẽ xuất hiện trở lại khi chúng sanh đã trôi lăn đủ trong sáu nẻo luân hồi, tức là chịu đủ cảnh sướng khổ.

  • Giả thiết ra ba cỗ xe

Tương ứng với ba thời kỳ phổ độ.

Thời kỳ 1: Tương ứng với thời kỳ Vua Phục Hy ra đời. Ở thời kỳ này, Ngài chủ yếu độ cho những người đã ra khỏi Địa Ngục từ lâu. Nhiều đạo và nhiều học thuyết được ra đời để độ cho chúng sanh trở thành Thần, Tiên.

Thời kỳ 2: Thời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bên Ấn Độ, Ngài độ cho người ta thành A-la-hán, thành Thánh. Trong thời kỳ này, còn có Ngài Văn Thù Sư Lợi giáng xuống thế gian làm Ông Lão Tử, cũng độ cho người ta thành Tiên.

Thời kỳ 3: Thời kỳ sắp tới, trong Đạo Cao Đài gọi là “Tam Kỳ Phổ Độ”. Đến thời kỳ này, chúng sanh sẽ được tập hợp lại và Ngài Di Lặc sẽ giáo hóa.

Trích đoạn trong bộ kinh
“Vì hàng A-la-hán đã thoát khỏi sáu nẻo luân hồi”

Ý nói các vị đã đắc quả A-la-hán thì đã thoát khỏi sự đeo bám của sáu nẻo luân hồi. Dù họ vẫn tồn tại trong đó, nhưng không còn bị phụ thuộc vào nó. Bởi thành Chánh quả nên họ đã hiểu rằng sáu nẻo luân hồi là phương tiện đào tạo chúng sanh. Họ có thể nhìn thấy họ từng là một vị trên trời, từng là chúng sanh với vô số kiếp.

Trích đoạn trong bộ kinh
“Nói tóm lại, Xá Lợi Phất, Chư vị hãy nhất tâm mà tin tưởng lý giải, tiếp nhận và ghi nhớ lời của Như Lai nói.Lời của chư Phật nói thì không trống rỗng dối trá, nói rằng không có cỗ xe nào khác mà chỉ có cỗ xe duy nhất là cỗ xe Phật Đà.”
  • Không trống rỗng”: Ý đó là những lời thật.

Giống như phần đầu của cuốn kinh này, Đức Phật đã thị hiện thần thông để cho các vị thấy được. Họ nhìn thấy và tin vào điều đó. Từ đó, họ có thể hiểu những ý mà Đức Phật muốn truyền đạt, để mà hiểu dễ dàng được phẩm Phương Tiện này.

  1. Ông Trời tức là Thượng Đế, cũng chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xem chi tiết tại đây ↩︎

Phần tiếp theo:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *