Chúng ta thường được nghe người đời nói rằng: “Có một số người có khả năng chữa bệnh nhẹ bằng cách niệm thần chú Dược Sư Quán Đảnh Chơn Ngôn vào nước, rồi cho người bệnh uống“.
Video Trì Tụng Chú Dược Sư
Tuy nhiên, điều này có thiệt sự đúng? Mời độc giả cùng lắng nghe bài pháp giải mã Chú Dược Sư của Đức Phật để hiểu về ý nghĩa và những ẩn ý được mã hóa bên trong từng câu chú.
Lời Giảng Của Đức Phật Trong Bài Pháp “Giải Mã Chú Dược Sư Quán Đảnh Chơn Ngôn”
Việc một số người có khả năng dùng thần chú để chữa bệnh là có. Nhưng không phải người nào cũng có khả năng. Chỉ những người có căn cơ và có nhiệm vụ chữa bệnh thì thần chú này mới linh ứng. Và chỉ ứng với bệnh nhẹ, còn bệnh nặng thì bề trên sẽ để cho người bệnh tự trả nghiệp.
Nhưng hãy hiểu cho đúng rằng: không phải mấy câu chữ trong thần chú này giúp cho thần chú có công năng chữa bệnh. Mà hãy hiểu là thần chú đó linh ứng bởi vì Đức Thượng Đế đã quy định rằng: “Những ai đọc bài chú này để làm thuốc chữa bệnh cho bệnh nhân uống, thì các chư vị Thần, Thánh sẽ theo mệnh lệnh của Ngài mà xuống giúp”.
Trong bản chú này, có ẩn chứa một câu chuyện của Việt Nam chúng ta hiện nay: kể về một tệ nạn xã hội là thói đam mê đánh bài bạc. Khi thua sẽ vướng nợ nần rồi thế chấp nhà cửa và vướng vào bê tha. Ở đây, Đức Phật muốn khuyên răn họ nên quay đầu là bờ, nhìn lại cái ta của mình, không để ma cờ bạc đưa mình vào vòng xoáy. Ta sẽ giải ẩn nghĩa từng câu chú để chúng sanh thấy mà biết được.
1 | Nam Mô bạc dà phạt đế: Nam Mô → Nam Môn: Ẩn ý rằng Việt Nam sẽ là cánh cửa để nhân loại bước vào thế giới địa đàng. Bạc dà phạt đế: Nói về mấy người nhà giàu có sở thích đánh bạc, sát phạt nhau – Bạc dà → người già mà giàu – Phạt đế → sát phạt đến … |
2 | Bệ sát xã: – Bệ sát → bác xệ, ẩn ý nói về tiền bạc Họ sát phạt nhau đến mức xã xệ. |
3 | Lụ rô tịch lưu ly – Lụ trong từ “lụi” tàn – Rô → rồi – Tịch lưu ly có nghĩa là im lặng và ly tán. Ẩn ý rằng vì say mê bài bạc mà từ đại gia đến lụi tàn và trở nên im lặng, dẫn đến sự sụp đổ và gia đình tan rã ly tán. |
4 | Bát lặc bà: Lúc đánh bài thấy vui, thấy thoải mái với thú vui đó. – Bát lặc → bắt lạc, tức là vui, thỏa mái với thú vui đánh bài – Bà → bài |
5 | Hắt ra xà dã: Khi bài đen xấu u ám thì tìm cách để xào hoặc là đổi bài nhằm giải xui. – Hắt tức là đen, ý là bài đen xấu u ám. – Xà → xào, ý là xào bài – Dã → dã xui |
6 | Đát tha yết đa da: Thua nhiều sinh ra bi đát, bê tha, để rồi từ từ sẽ không còn là đại gia. – Đát → bi đát – Tha → bê tha – Yết → đến – Đa da → đại gia |
7 | A ra hắc đế: Ngẫm nghĩ lại coi ai đã gieo rắc cái xui để hại những người nhà giàu đến khốn đốn? – A ra → ai rắc – Hắc → hắc ám, xui – Đế → đến, hoặc khốn đốn |
8 | Tam miệu tam bột đà da: Hãy xa lìa cái con đường bồng bột – Tam là số 3, quẻ Ly (Hỏa) – Miệu → miệng, quẻ Đoài (Trạch) – Tam miệu ẩn ý nhắc đến quẻ Hỏa Trạch Khuê, Trạch Hỏa Cách. + Khuê tức là xa lìa + Cách tức là cải cách. – Bột: bồng bột – Đà da → đàng dại, tức là con đường dại dột |
9 | Đát điệt tha: Sự bi đát, đa thiệt hại. Việc đam mê bài bạc sẽ mang đến thiệt hại về hình ảnh, về hạnh phúc gia đình, về tài sản, về tương lai. – Đát → bi đát – Điệt tha → đa thiệt |
10 | Án: Hãy án ngữ, chặn nó lại đừng cho thân và tâm mình bị quấn vào vòng xoáy. Phải dùng nghị lực để nhìn được ra tai hại. – Án → án ngữ |
11 12 | Bệ sát thệ: Đức Phật khuyên hãy thể nguyện diệt bỏ căn bệnh kia. – Bệ → bệnh – Sát → giết – Thệ → tự thệ nguyện |
13 | Bệ sát xã (nghĩa tương tự như trên) |
14 | Tam một yết đế tóa ha: – Tam là số 3, quẻ Ly (Hỏa) – Một là số 1, quẻ Càn (Thiên) – Tam một là ẩn ý của quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu Một người mà có nghị lực lớn để thoát khỏi bài bạc thì xứng đáng có một người bạn thiện tri thức. Và họ xứng đáng để được gặp Vua. – Yết đế → gặp Vua (Thượng Đế) Khi lầm lỗi mà vượt qua được, tìm lại được chính mình, họ thường sẽ có được trí tuệ và thấm được lời Phật dạy. Ý là biết sai mà quay trở lại, thì rất quý. – Tóa ha → hóa ta, ý rằng biến lại chính mình |
Qua bài pháp giải ẩn Chú Dược Sư, Minh Nguyệt nhận ra rằng: Mọi thứ mà người đời tạo tác đều nằm trong kịch bản sắp đặt của Ông Trời. Bởi những thói hư, những tật xấu này, đều được các chư vị biết trước và ẩn giấu trong các bài thần chú, thông qua việc mã hóa thông tin bằng ngôn ngữ Đà La Ni.
Tại sao lại như vậy? Bởi đó là chương trình đào tạo chúng sanh của Ông Trời. Con người buộc phải trải qua các nghịch cảnh1, vượt qua được thử thách, thoát được những mê đắm, và những gian truân ở đời, thì họ mới có đầy đủ bản lĩnh và trí tuệ của một vị Phật cơ bản.
Xem thêm các bài giải ẩn thần chú khác:
- (Giải Ẩn) Om Mani Padme Hum
- (Giải Mã) Thất Phật Diệt Tội Chơn Ngôn
- (Giải Ẩn) Chú Vãng Sanh Quyết Định Chơn Ngôn
- (Giải Mã) Thần Chú Lăng Nghiêm
- (Giải Ẩn) Quán Tự Tại Bồ Tát Cam Lồ Chơn Ngôn
- Nghịch cảnh là phương tiện để ông Trời rèn luyện chúng sanh. Xem bài viết Phúc Bất Trùng Lai – Họa Vô Đơn Chí để hiểu thêm ↩︎