Bát Chánh Đạo: Con Đường Đưa Đến Sự An Tâm & Giải Thoát Khỏi Khổ Đau

bát chánh đạo

Loading

Khi thực hiện giải nghĩa ẩn trong “Bát Nhã Tâm Kinh“, Đức Phật đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hành Bát chánh đạo. Theo Ngài, chính sự nỗ lực này sẽ dẫn dắt chúng sanh tới sự an tâm, đồng thời giúp họ tránh xa những khổ đau trên con đường tu tập Phật pháp. Vì lẽ đó, Minh Nguyệt biên soạn lại lời giảng của Đức Phật về Bát chánh đạo. Mục đích là để quý vị dễ dàng nắm bắt được những kiến thức cơ bản; từ việc hiểu đúng các khái niệm này, chúng ta mới có thể thực hành tốt.

Bát Chánh Đạo

✍️ Bài pháp được thuyết bởi: Kim Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngày thuyết: 20/12/2021

bát chánh đạo
Đức Phật thuyết giảng về Bát chánh đạo

Đầu tiên, các con phải hiểu về từ Chánh. Chánh ở đây là chính, là điều đúng đắn. Chính ngược với tà. Bát chánh đạo gồm có:

  1. Chánh Kiến
  2. Chánh Tư Duy
  3. Chánh Ngữ
  4. Chánh Nghiệp
  5. Chánh Mạng
  6. Chánh Niệm
  7. Chánh Tinh Tấn
  8. Chánh Định

Chánh kiến

  • Chánh là đúng đắn,
  • Kiến là sự thấy biết

Tức là luôn luôn tập cho mình để có một sự thấy biết đúng đắn. Trong xã hội, chánh với tà lẫn lộn. Cần có chánh kiến để nhận ra cái đúng cái sai trong mớ hỗn độn đó. Muốn có chánh kiến cần phải có chánh tư duy.

Chánh tư duy

Cần tư duy đúng đắn để đưa ra các ý kiến, hay các quyết định. Ví như quá trình tu học, chúng ta có tư duy tự đi bằng đôi chân là chánh tư duy, tư duy cầu xin đó là tà tư duy.

Chánh ngữ

Không bịa chuyện, không nói lời sai gây hại đến mình hoặc người khác. Nếu biết thì nói, còn không biết thì không nên rao giảng làm ảnh hưởng đến người khác, và không nói lời cao ngạo…

Chánh nghiệp

Nghiệp là kết quả việc làm của mình, gồm có việc làm của thân, khẩu, và ý. Công Đức và Phước Đức chính là chánh nghiệp; thực hành giữ giới tốt sẽ giúp chúng ta có chánh nghiệp.

Chánh mệnh

Mệnh là thân thể, số mạng. Dùng thân mạng của mình để làm những công việc đúng đắn, tốt đẹp thì gọi là chánh mệnh.

Chánh tinh tấn

Phát triển nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp xấu. Khi đã định hướng đi đúng đắn thì không được bỏ cuộc, không nên ăn gian trong quá trình nỗ lực tu, đó chính là chánh tinh tấn. Nếu mình bỏ cuộc, hoặc có sự ăn gian trong quá trình tu thì đó là tà tinh tấn.

Chánh niệm

Chánh niệm là tỉnh giác trên ba phương diện: thân, khẩu, ý

  • Thân mình luôn chọn việc tốt đẹp để làm
  • Miệng mình lúc nào cũng nói những lời tốt đẹp
  • Suy nghĩ của mình lúc nào cũng hướng đến những điều tốt đẹp

Chúng ta quan niệm luôn phải làm việc tốt, không được tu ăn gian, giữ giới cho tốt, đó chính là chánh niệm. Cái này cần có sự tư duy tốt mới có được chánh niệm. Giữ giới tức là giữ mọi thứ trong giới hạn chuẩn mực đạo đức.

Chánh định

Khi đạt được 7 cái chánh kia, tâm của chúng ta sẽ định. Đó là cái định chắc chắn và không có sự hỗn loạn mới là chánh định, và ngược lại nó là cái định giả.

Ví như ai đó vốn nghèo khó, rồi một hôm, họ có tiền tiêu xài. Từ đó làm cho tâm của người đó định lại vì bớt lo lắng về vật chất. Thì cái định này là dựa vào vật chất, đó là cái định giả.

Người tu cần cái định xuất thế gian, tức là xa rời yếu tố vật chất, và đạt được sự kiên định và định tâm. Mình kiên định bằng ý chí rằng sẽ theo Phật và tự đi trên đôi bàn chân của mình. Ngộ ra tánh không, biết được nguồn gốc mình được sinh ra từ Đức Thượng Đế, Ngài muốn đào tạo chúng ta thành Phật. Thế gian này chỉ là giả tạm để mình tu luyện, chúng sanh nào cũng phải tu bởi đó là ý Trời. Mình ngộ ra chân lý như vậy, rồi mình kiên định phải về nhà bằng cách tu tập thật tốt.

Lưu ý

Tám cái chánh này thực ra là một chữ “chánh”, và chúng có sự liên quan đến nhau. Khi nhớ đến Bát chánh đạo, chúng ta chỉ cần nhớ rằng bản thân luôn phải chính trực và tự tu bằng chính đôi bàn chân của mình, mà không bám víu hay cầu xin sự gia hộ; không tin vào những điều mê tín, dị đoan.

Trong đây, có chánh kiếnchánh tư duy là hai thứ quan trọng và bổ sung cho nhau. Bởi chánh kiến là cái thấy biết về sự vật hiện tượng một cách chính trực, không nghiêng về bên nào. Nhưng để có được chánh kiến, chúng ta phải dùng tư duy đúng đắn để phán đoán đưa ra ý kiến của bản thân. Chánh kiến ngược với tà kiến.

Việc dễ dàng tin và nghe theo ý kiến của người khác, mà bản thân không có nhìn nhận bằng việc tự tư duy suy xét, quán chiếu, thì được coi là Tà Kiến.

Ví như thời kỳ này là thời kỳ Mạt pháp, có rất nhiều ma và cũng có nhiều đạo nghịch duyên ra đời. Chúng ta cần có sự tư duy đúng đắn để phân biệt, không nên tùy tiện tin theo lời người khác. Thượng Đế cố tình sắp đặt có những người đóng vai tà và có người đóng vai chính. Mục đích cũng là để chúng sanh có sự phân biệt, để từ đó mà khai trí cho bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *