Trước đây, khi chưa tiếp xúc với các bài pháp của Đức Phật, Minh Nguyệt cũng vô minh như ai và cũng trải đủ các cung bậc cảm xúc trong đời như: hỉ, nộ, ái, ố. Kiến thức tôi thu được giống như những miếng ghép rời rạc và chính sự rời rạc đó khiến tôi không thể có lời giải đáp về toàn cảnh của vũ trụ, hay hiểu đúng hơn, đó là sự vô minh.
Sau những nỗ lực học để hiểu các bài pháp của Đức Phật, tôi đã tìm thêm được những miếng ghép quan trọng để mở khóa tri thức. Từ đó, giúp bản thân nhìn rõ hơn về toàn cảnh bức tranh của vũ trụ, hay nói cách khác, thực tướng của vũ trụ này đã được tôi hiểu sâu hơn.
Hôm nay, Minh Nguyệt không lan tỏa đạo như mọi ngày, mà thay vào đó, tôi quyết định mở lòng qua những dòng tự truyện. Đây không chỉ là những câu chuyện cá nhân, mà còn là hành trình tìm kiếm và ghép nối những mảnh ghép cuối cùng của bức tranh về vũ trụ mà tôi đã từng miệt mài khám phá. Mỗi mảnh ghép được lật là một bước tiến vượt qua sự vô minh. Xin hãy cùng Minh Nguyệt điểm qua những trải nghiệm quý giá này.
Hành Trình Mở Khóa Tri Thức Xóa Vô Minh
(1) Giới hạn nào cho chữ Nhẫn của người tu?
Tôi nhớ có một bài pháp được thầy giảng rằng: “Hạnh Nhẫn là hạnh quan trọng của người tu. Và người tu cần phải nhẫn, luôn phải biết nhẫn trong mọi hoàn cảnh”. Khi quan sát trong đời, mỗi khi thấy ai đó ăn chay, tụng kinh, gõ mõ, nhưng lỡ nói lời trái ý người khác, thì người đời thường có câu: “Tu mà lại nói như thế à?” Tôi thấy không phục, sao người đời lại nghĩ rằng: “Tu là không được nói ra chánh kiến của mình?”. Phải chăng người tu phải nhẫn đến mức không dám nói ra sự thật ?
Tôi nghe cũng hiểu, thầy muốn khuyên răn người tu cần phải rèn chữ Nhẫn cho mình. Nhưng, có giới hạn nào trong chữ Nhẫn đó không? Vì nhiều thứ ở đời, nếu ‘Nhẫn’ quá, tôi thấy nhu nhược. Ở đời có rất nhiều chuyện bất công, nếu người tu cho rằng mình phải sống hiền lành và chấp nhận mọi bất công ở đời, sao nó trái với một trong năm điều mà bác Hồ đã từng dạy rằng: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”? Nếu nhẫn mà không đấu tranh, thì chúng ta có còn được gọi là dũng cảm không? Và nếu không dũng cảm, thì chúng ta trở thành kẻ tiểu nhân hay quân tử? Có giống với triết lý nhân sinh của Lão Tử và Khổng Tử về đạo của người quân tử?
Và sau này, khi gặp Đức Phật, được nghe Ngài giảng rằng:
Nhẫn là hạnh quan trọng của người tu. Nhưng Nhẫn cũng có giới hạn của nó, việc đấu tranh trong trường hợp cần thiết cũng chính là sanh nhẫn. Tu là phải khai trí, biết giới hạn, biết gì nên và không nên, biết đúng biết sai.
Trích lời giảng của Đức Phật
Trong khoảnh khắc đó, tôi đã vỡ òa. Câu trả lời mà tôi tìm được đã mở ra một bức tranh hài hòa giữa đạo và đời, nó vang vọng những lời dạy của Bác Hồ, đồng điệu với triết lý nhân sinh của Lão Tử và Khổng Tử. Tôi nhận ra rằng, những bài giảng của các thầy không hề sai lầm; sự hiểu lầm chỉ xuất phát từ cách chúng ta lắng nghe và hiểu rõ chúng. Thực sự, trong mọi hoàn cảnh, chúng ta cần phải bình tĩnh và kiên nhẫn, biết đấu tranh khi cần thiết cũng là nhẫn, đó chính là sanh nhẫn.
(2) Khởi tâm xấu đã tạo nghiệp?
Trong quá khứ, có những khoảnh khắc tôi cảm thấy lòng mình chất chứa sự oán ghét, đặc biệt là đối với những ai đã gây tổn thương cho mình. Cảm giác đó, thực sự là một gánh nặng khó chịu trong tâm hồn. Trong những lúc ấy, tôi lại tìm đến các bài pháp của các vị tăng nhân. Tôi nhớ có một đoạn được các thầy giảng rằng: “Việc khởi tâm ghét cũng là tạo nghiệp. Việc chúng ta thấy tổn thương là xuất phát bởi tâm mong cầu”.
Tôi thấy có gì đó giáo điều và cứng nhắc. Bác Hồ từng giảng rằng chúng ta có quyền bình đẳng, có quyền được mưu cầu hạnh phúc. Từ đó, tôi hiểu rằng chúng ta có quyền được tôn trọng. Tôi thấu hiểu nỗi tổn thương của mình, bắt nguồn từ việc bị người khác coi thường. Việc mình ghét người ta khi bị người ta nói lời cay đắng, mà coi là đang tạo nghiệp, thì không công bằng.
Mãi sau này, khi gặp các bài Pháp của Đức Phật, Ngài đã mở rộng tầm nhìn của tôi:
Ông Trời cho chúng ta bản năng và trí huệ. Vậy nên, việc khởi tâm trong lòng là lẽ thường. Nhưng chúng ta kiềm lại được để không hành động, thì không coi là tạo nghiệp. Thậm chí, nó còn là nỗ lực trong việc tu hành, vì chúng ta biết đấu tranh nội tâm để kiềm nó lại mà không có hành động trả thù (tạo tác nghiệp)
Trích lời giảng của Đức Phật
Tôi đã vỡ òa khi tiếp nhận những lời giảng của Ngài, một cảm giác sâu sắc đã thấm vào tâm hồn tôi. Quả thật, Ngài là nguồn cội của chân lý. Như vậy mới công bằng. Đúng là khi người ta không hiểu mà lại đi rao giảng thì thật nguy hại. Nhất là khi người nghe không có lập luận vững vàng hay quan điểm rõ ràng, họ dễ bị cuốn theo. Chính từ suy nghĩ này, tôi bắt đầu nhen nhóm việc phát nguyện lan tỏa những bài pháp của Ngài một cách chính xác và trọn vẹn, giúp người đời hiểu đúng và không bị lạc lối.
(3) “Từ bỏ tham, sân, si” khi đưa vào đời thường, cần áp dụng ra sao cho đúng?
Có những lúc tôi đầu tư bị sa cơ lỡ vận. Sau những thất bại, tôi lại tìm đến các bài pháp của các vị tăng nhân và thấy có lời giảng rằng: “Tham, sân, si là nguồn gốc của khổ đau. Hãy từ bỏ tham, sân, si để diệt khổ”.
Tôi hiểu rằng những mong cầu về lợi ích kinh tế dẫn chúng ta đến những quyết định có rủi ro. Nhưng tôi tự hỏi, liệu việc hoàn toàn từ bỏ ‘tham, sân, si’ sẽ dẫn chúng ta đến đâu? Làm thế nào để sống trong một xã hội mà kinh tế lại quan trọng đến vậy? Và sau cùng, tôi tìm thấy lời giải đáp trong một bài pháp của Đức Phật, Ngài giảng rằng:
Sống trong xã hội, vẫn cứ nên lo làm giàu để hoàn thành trách nhiệm với gia đình, với xã hội. Đó cũng chính là tu. Nhưng nên quản lý lòng mình, kiểm soát cái tâm của mình. Giữ mọi thứ trong chuẩn mực đạo đức. Những nghịch duyên mà Ông Trời cho mình là để mình học cách hóa giải, nâng cao năng lực xử lý vấn đề, không phải là để mình bi lụy.
Trích lời giảng của Đức Phật
Sau đó, Đức Phật khuyên rằng: “Chúng sanh hãy nỗ lực học kinh điển để nắm vững các giáo lý cơ bản. Nhưng đó là Phật pháp căn bản, khi đưa đạo vào đời thì phải biết linh hoạt. Tức là để ứng dụng trong đời, chúng ta phải sử dụng pháp vô vi”. Điều này khiến tôi liên tưởng đến câu nói của ngài Lão Tử: “Vô vi mới thuận với đạo lý của trời đất”.
Kết luận: Sau những hoài nghi và những loạng choạng đó, cuối cùng tôi đã được khai sáng nhờ vào những lý giải của Đức Phật. Tôi mừng rỡ vì đã tháo gỡ được một miếng ghép quan trọng. Đạo lý được thuyết ra là để áp dụng trong đời; nhưng khi áp dụng, hãy vô vi. Đừng dập khuôn, sẽ vướng vào giáo điều và cứng nhắc. Phải biết vô vi, thì chúng ta mới khai được trí và đưa đạo vào đời một cách rất dễ dàng, thuận tự nhiên.
Mẹ tôi giải thích một cách giản dị: “Tại nó không biết nói.”
Tôi lại nhanh nhảu hỏi: “Nếu chúng thông minh như vậy, tại sao mẹ hay bảo ngu như bò?”
Mẹ tôi cười bảo: “Ai mà biết được, do tạo hóa. Con thử hỏi ông Trời xem?”
Tò mò không dừng lại, tôi lại tiếp tục: “Vậy thật sự có Ông Trời không hả mẹ?”
Mẹ tôi đùa: “Ở đâu đó tít trên cao kìa, lên đó mà hỏi xem.”
Dù chỉ là câu chuyện nhỏ của một đứa trẻ, nhưng nó đã gieo vào tôi một hạt giống hoài nghi sâu kín: Liệu có một Ông Trời nào không?
Và khi trưởng thành, tôi bắt đầu cuộc hành trình tự mình tìm kiếm những miếng ghép để trả lời cho những thắc mắc tưởng chừng ngây thơ ấy.
Tìm trong các học thuyết của Đạo Phật
Trong hành trình tìm kiếm sự thật qua Đạo Phật, tôi gặp phải một câu nói của Đức Phật Thích Ca mà tôi không thể không hoài nghi: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn…” Câu nói này dường như ngụ ý Ngài là vị cao nhất, nhưng lại được xem là lời tương truyền. Điều này khiến tôi tự hỏi: Liệu những lời như vậy có thể bị tam sao thất bản qua thời gian không? Và Đạo Phật không hề khẳng định rõ ràng về sự tồn tại của một Thượng Đế hay Ông Trời.
Tìm trong các học thuyết của Thiên Chúa Giáo
Khi khám phá Thiên Chúa Giáo, tôi thấy Đức Chúa Giê-su nói Ngài xuống thế gian theo lệnh của Cha. Người theo đạo này tin rằng có Thượng Đế. Tò mò, tôi đã hỏi người theo đạo này về niềm tin của họ và nhận được câu trả lời: “Đó là niềm tin.”
Tìm thêm trong Đạo Cao Đài
Tiếp tục hành trình, tôi tìm hiểu về Đạo Cao Đài, nơi thờ cả Phật, Chúa, Lão Tử và cả Thượng Đế. Đây là một sự kết hợp độc đáo và đa dạng của các tín ngưỡng. Thượng Đế trong Đạo Cao Đài chính là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
Tôi đã rơi vào bối rối
Với mỗi bước tiếp cận, tôi càng cảm thấy rối rắm. Tại sao lại có nhiều tín ngưỡng, mỗi tín ngưỡng lại có triết lý riêng? Nếu một đạo nào đó đúng, liệu những đạo khác có sai? Đạo Phật nói về luân hồi, trong khi Thiên Chúa Giáo chỉ nói về Thiên Đàng và Địa Ngục.
Tôi tự hỏi, nếu chỉ có một Đạo duy nhất, có lẽ tôi sẽ tin tưởng hoàn toàn vào triết lý của nó. Nhưng với sự đa dạng như thế này, tôi lại càng hoài nghi về bản chất thực sự của vũ trụ. Qua lăng kính của Đạo nào, chúng ta mới có thể nhìn thấy thực tướng chân thực của vũ trụ này?
Sau này, gặp Đức Phật và được đích thân Ngài xác nhận rằng:
Mỗi đạo được phép tiết lộ một phần kiến thức về vũ trụ nhân sinh, nhưng không có đạo nào tiết lộ đầy đủ. Muốn biết thực tướng của vũ trụ, các con nên ghép kiến thức của mỗi đạo để nhìn ra thực tướng của vũ trụ này. Và đừng ai coi đạo của mình là số một.
Có Ông Trời và Bà Trời, hay dân gian thường gọi là Cha Trời, Mẹ Đất.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Phật A Di Đà, Phật Tổ, Chúa Cha, Cao Đài Tiên Ông đều là các hiện thân của Ông Trời. Ngài hiện thân ở các đạo khác nhau để tùy duyên độ cho chúng sanh. Ngài chính là đấng tạo hóa của vũ trụ này, đã tạo ra vũ trụ và nhân sinh.
Trích lời giảng của Đức Phật
Tiết lộ này giúp tôi giải đáp được nhiều khúc mắc khi xưa. Khám phá này giúp tôi mở ra một cánh cửa hiểu biết. Tôi nhớ lại lần tôi hỏi về trí thông minh của con bò, và giờ đây tôi nhận ra rằng chính sự tồn tại của Ông Trời đã giúp giải thích điều này. Ngài, vị tạo hóa vĩ đại, đã ban cho loài bò và nhiều sinh vật khác những bản năng tự nhiên, như một cách để duy trì sự sống.
Thế giới tự nhiên, với những bản năng khác nhau, khiến chúng ta tự hỏi: “Liệu các loài có thể tồn tại mà không có những bản năng này?” Chúng ta thường nghĩ rằng đó chỉ là sản phẩm của quá trình tạo hóa.
Kết Luận: Bây giờ, lại thêm một miếng ghép nữa trong bức tranh của tôi được lật mở: có sự tồn tại của Ông Trời. Từ lúc chỉ biết hoài nghi, giờ đây tôi được Đức Phật khẳng định rằng Ông Trời và Bà Trời là có thật. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng được Ngài khẳng định: “chính là hiện thân của Ông Trời“. Sự hoài nghi của tôi trước đây, nay đã được giải đáp.
💥 Quý vị có thể tìm hiểu thêm về Ông Trời (Thượng Đế) tại bài viết “Đức Phật Tiết Lộ Về Ông Trời (Thượng Đế)“
Khi mẹ chồng và tôi tìm đến bói toán để biết về duyên phận của em chồng tôi, thầy tâm linh bảo rằng: “Đến 31 tuổi, em ấy sẽ tìm thấy người đồng hành.” Quả nhiên, khi 31 tuổi, em chồng tôi đã gặp được người ấy.
Những trải nghiệm này khiến tôi tự hỏi: “Liệu số phận có thật không? Ông Trời có định đoạt mọi thứ?” Tôi biết rằng không phải mọi lời tiên đoán đều chính xác, nhưng không thể phủ nhận rằng có những trường hợp làm tôi phải ngạc nhiên. Điều này thôi thúc tôi tìm hiểu sâu hơn, tìm cách lý giải những điều kỳ diệu này.
Tâm nguyện lan tỏa đạo được dự báo từ trước
Ngay cả công việc lan tỏa các bài pháp của Đức Phật, tôi đã nhận được một lời tiên đoán từ một vị thầy tâm linh vào năm 2022, khi người ấy nói rằng: “Năm 2023, tôi sẽ thực hiện một công việc liên quan đến đức tin”. Tôi đã không tin lời nói này, vì chuyên môn của tôi là lĩnh vực công nghệ thông tin. Tôi không phải người thích giảng đạo hay một nhà truyền đạo để có thể làm những công việc liên quan đến đức tin, thì làm sao tôi có thể tin được vào những lời nói của vị thầy đó? Nhưng rồi, khi năm 2023 đến, tôi đã lựa chọn việc lan tỏa đạo vì thấy người đời đang hiểu sai rất nhiều. Tôi cũng từng loạng choạng như vậy, chúng ta cần hiểu đúng dụng ý của Đức Phật. Và tôi vẫn không giảng đạo như tôi từng nghĩ, nhưng lựa chọn việc “lan tỏa” các bài pháp của Đức Phật.
Tôi vướng phải nhiều khó khăn trong công việc lan tỏa, nhưng quyết định vượt lên trên tất cả để hoàn thành tâm nguyện của mình. Rất nhiều đồng đạo đã khuyên tôi nên khóa chức năng bình luận trên fanpage, lo sợ rằng tôi sẽ phải đối mặt với làn sóng phản đối từ những người vô minh, những người không thể lãnh hội được kiến thức trong các bài pháp giải mã Kinh Phật, Thần Chú bằng ngôn ngữ Đà La Ni. Nhận thức được điều này, nhưng tôi quyết định mở rộng cánh cửa giao lưu, chấp nhận mọi ý kiến, kể cả những lời chỉ trích. Tôi tin rằng, bằng việc chia sẻ và đối thoại, chúng ta có thể cùng nhau vượt qua sự vô minh. Những bài pháp của Đức Phật không chỉ là ngọn đuốc soi đường cho tôi, mà còn có thể là ánh sáng cho người khác, dù cho thời điểm đó có thể chưa đến.
Mọi sự tương tác, dù trái chiều, đều mang lại cơ hội để chúng ta củng cố niềm tin và sức mạnh nội tâm. Khi đối diện với những ý kiến khác biệt, chúng ta được thách thức để suy nghĩ sâu sắc hơn, khám phá ra điều gì là chân lý, thay vì chỉ đơn giản là tiếp nhận những gì được nói từ một phía. Mở rộng tâm trí, chấp nhận sự đa dạng của quan điểm, chúng ta mới có thể tiến xa hơn trên con đường tu tập và hiểu biết.
Quý vị có bao giờ tự hỏi: số phận có thực sự tồn tại?
Trong hành trình của cuộc đời, tôi đã từng bị cuốn vào vòng xoáy của hoài nghi, nhưng cuối cùng, chính những sự kiện không ngờ đã dẫn lối tôi đến niềm tin chắc chắn vào sự tồn tại của số phận. Và điều đặc biệt hơn, sự xác thực cuối cùng tôi nhận được đến từ chính những bài pháp sâu sắc của Đức Phật, đặc biệt qua bài “Tánh Không” và “Giải ẩn Bát Nhã Tâm Kinh“.
Vậy là tôi lại có thêm một miếng ghép nữa được lật.
Trong khái niệm của người Việt, quê hương là nơi ta được sinh ra và lớn lên, nơi đong đầy ký ức về gia đình và người thân. Nhưng liệu trong Phật giáo, quê hương ấy có ý nghĩa gì khác? Tôi cũng tìm kiếm câu trả lời trên mạng, không có lời giải đáp nào thuyết phục cả. Mọi thứ thật mơ hồ.
Rồi sau đó, Đức Phật giảng bài pháp Thực Tướng Kinh Pháp Hoa. Tôi mới vỡ òa ra rằng: Quê hương trong Phật giáo là quê hương của linh căn (linh hồn). Cha trời mẹ đất (Ông Trời, Bà Trời) đã tạo ra linh căn của chúng ta ở cõi Vô Cực. Khi trôi lăn đủ trong 6 nẻo luân hồi, linh căn kia trưởng thành thì sẽ được trở về cõi Vô Cực – là quê hương là nguồn cội sâu xa của chúng ta đó.
Kết Luận: Như vậy, quê hương trong câu “Tu là để trở về với quê hương” là nơi sinh ra linh căn của chúng ta. Và đây là miếng ghép quan trọng nhất bởi nó chính là chìa khóa để khai ngộ cho tôi và tất cả chúng ta.
Trước kia, tôi từng chứng kiến nhiều người sống không chân chính, thậm chí làm những việc ác, vẫn có cuộc sống giàu có và hạnh phúc. Điều này khiến tôi tự hỏi liệu có sự công bằng trong luật nhân quả, liệu ông Trời có tồn tại hay không? Minh Nguyệt nhận ra rằng không chỉ mình mà nhiều người cũng thắc mắc: Tại sao những người hiền lành lại thường gặp xui xẻo, trong khi những kẻ không mấy tốt đẹp lại sống đủ đầy?
Nhưng rồi một trải nghiệm tâm linh đã mở ra cho Minh Nguyệt một cái nhìn mới: Luật Trời luôn công bằng, chỉ là chưa đến lúc mà thôi.
Trong một lần, Minh Nguyệt được thầy tâm linh hướng dẫn nói chuyện với người âm (linh căn). Một vong linh nhờ Minh Nguyệt giúp đỡ vì bị đánh do mắc nợ nơi trần thế. Tôi bối rối, không biết làm thế nào để giúp đỡ vong linh giải quyết nợ nần. Tôi nhờ thầy, thầy nói cũng chưa gặp trường hợp này bao giờ. Cuối cùng, sau những nỗ lực, chúng tôi đã tìm ra cách giúp vong linh không còn bị đánh nữa.
Sau khi công việc thành công, chúng tôi ngồi lại trò chuyện. Lúc này, thầy cũng kể cho tôi nghe về một trường hợp khác. Một vong linh bị trói và đánh đau đớn do từng làm công việc “cho vay nặng lãi”. Thầy đã khuyên người con của vong linh: đốt hết sổ cho vay để xóa nợ cho người trần thế, như một cách sám hối và chuộc tội cho mẹ. Nhờ đó, bà mẹ được giải thoát.
Từ hai câu chuyện này, tôi nhận ra rằng dù “người không tốt” có thể sống sung túc trên dương thế, nhưng xuống cõi âm, họ lại phải lãnh những hình phạt nặng nề. Việc sám hối càng trễ chỉ làm tội càng nặng, hình phạt càng lớn. Vậy, thay vì chờ đợi sự giúp đỡ từ người dương thế, tốt hơn hết là chúng ta nên tự nhận ra và nỗ lực sửa đổi từ sớm, đừng để vô minh che khuất. Ông Trời luôn công bằng, chớ để đến khi hậu quả xuất hiện mới nhận ra, thì khó tránh khỏi những hối hận muộn màng.
💥 Quý vị có thể đọc thêm bài Giải Mã Chú Đại Bi để hiểu rằng có những tội mà xuống cõi âm mới xét xử.
Nỗi đau đúng là thật, nhưng lại chính là giả tạm. Bởi vì linh căn của chúng ta mới là thật, còn thân người là cái tạm. Qua từng kiếp nhân sinh, chúng ta lại mang thân khác, những mối quan hệ xung quanh như anh em, bạn bè, bằng hữu, cha mẹ trong kiếp này, thì tới kiếp sau, có thể lại thay đổi vai trò. Họ có thể trở thành nghịch duyên hoặc duyên lành đi theo chúng ta. Nên dưới góc độ tu học của linh căn, đời người là giả tạm mà thôi.
Thắc mắc này được Minh Nguyệt tự tháo gỡ thông qua quá trình tiếp xúc với thế giới tâm linh. Trong hành trình này, tôi đã khám phá ra một sự thật sâu sắc: cái chết không đồng nghĩa với sự kết thúc. Hơn nữa, trong quá trình tìm hiểu về đạo, Minh Nguyệt cũng biết có những người đang mang thân phàm nhưng chân thân của họ lại là con ruột của các vị quan hoặc tướng trên Trời. Điều này dẫn tôi đến hiểu biết rằng, cha mẹ và anh em trong kiếp hiện tại của họ chỉ là mối quan hệ tạm thời, là những vai trò mà linh căn của họ được Ông Trời sắp đặt để trải nghiệm và tu tập.
Vậy nên, chúng ta hãy xem trọng và quý giá từng khoảnh khắc trong kiếp người này, như một cơ hội quý báu để nuôi dưỡng và phát triển mầm Phật nằm sâu bên trong linh căn của chúng ta. Mỗi hành động, mỗi suy nghĩ trong cuộc sống hàng ngày là bước đệm quan trọng để chúng ta tiến tới sự hoàn thiện và giác ngộ.
Sau đó, tôi được biết một thông tin thật sâu sắc từ Đức Phật: “Tây Du Ký” không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một bản kinh Phật. Khi biết được điều này, tôi nhận ra rằng, như là một bản kinh, ‘Tây Du Ký’ chắc chắn sẽ chứa đựng những bài học về giáo hóa chúng sanh. Thật thú vị khi biết rằng, sự liên tưởng của chúng ta về bộ phim ‘Tây Du Ký’ không phải là ngẫu nhiên. Trong tác phẩm này, có hai tình tiết đáng chú ý mà quý vị có thể suy ngẫm thêm, đó là:
- (Tình tiết 1) Trong “Tây Du Ký”, có một phân cảnh nổi tiếng khi Phật Tổ thách thức Tôn Ngộ Không bay ra khỏi lòng bàn tay của Ngài. Đây không chỉ là một màn thử thách đơn thuần, mà còn ẩn chứa ý nghĩa sâu xa về triết lý Phật giáo: chúng sanh, bao gồm cả Tôn Ngộ Không, đều có ‘tánh không’. Hình ảnh Tôn Ngộ Không nằm gọn trong lòng bàn tay của Phật Tổ còn gợi ý rằng, mọi tạo tác của chúng ta đều nằm trong kế hoạch của Ngài.
- (Tình tiết 2) Trong một phân đoạn khác của “Tây Du Ký”, Phật Tổ đã hỏi Phật Bà về số lượng kiếp nạn mà Đường Tăng và các đệ tử của ông phải trải qua. Khi nhận ra số kiếp nạn chưa đủ, Phật Tổ yêu cầu bổ sung thêm để đạt số lượng cần thiết. Tình tiết này gợi ý rằng chúng ta, như các nhân vật trong câu chuyện, cần hoàn thành đủ ‘học phần’ của cuộc đời, mỗi kiếp nạn là một bài học, để tu luyện và phát triển linh căn của chúng ta.
💥 Quý vị có thể khám phá thêm trong bài viết “Tây Du Ký Vốn Là Một Bản Kinh Phật Có Ẩn Chứa Thiên Cơ” để lắng nghe và hiểu sau hơn về những lời giảng từ Đức Phật.
1Trong những lúc lắng nghe Đức Phật giảng giải và mở mã các bài chú, kinh Phật hay Sấm Trạng, tôi thường xuyên thấy sự xuất hiện của Đà La Ni- một ngôn ngữ đặc biệt của chư Phật. Ngôn ngữ Đà La Ni là sự kết hợp tinh tế giữa các phép nói lái trong tiếng Việt, sự thâm sâu của các quẻ kinh Dịch, và thậm chí cả những nốt nhạc. Điều này đã thôi thúc tôi tìm hiểu vì sao các bậc trí tuệ lại sử dụng âm nhạc, những nốt nhạc đầy ẩn ý, để mã hóa thông tin.
Dẫn dắt bởi sự tò mò, tôi đã quyết định mua một cây đàn guitar và bắt tay vào học chơi. Trong quá trình đó, tôi dần nhận ra một điều thú vị: Âm nhạc, theo cách riêng của nó, cũng là một ngôn ngữ – ngôn ngữ của tâm hồn. Quý vị có thể ngẫm, khi mình đánh đúng quy tắc của một bản nhạc thì chúng ta có thể nghe được từng “lời” qua những tiết tấu và giai điệu được phát ra.
Thấy ngợp với thủ pháp nói lái, thêm và bớt từ
Những thủ pháp mà các bậc đại trí huệ sử dụng để mã hóa thông tin thật sự khác biệt và phóng khoáng so với tư duy thông thường. Ban đầu, tôi cảm thấy vô cùng ngợp và không tránh khỏi những hoài nghi.
Sau hai năm quan sát, nhận ra tất cả các bài pháp, kinh sách, thần chú, Sấm Trạng đều có sử dụng Đà La Ni. Chú tâm nghiên cứu và tự tổng hợp lại kiến thức, tôi đã nhận ra rằng: Ngôn ngữ Đà La Ni có tính hệ thống, quy tắc và có sự logic trong việc dịch và giải mã. Điều thú vị là, Đà La Ni cũng chứa đựng hiện tượng từ đồng âm nhưng khác nghĩa, tương tự như tiếng Việt. Tuy nhiên, có nhiều từ khi dịch giải thì lại thường chỉ xuyên suốt một nghĩa. Đó chính là sự nhất quán.
Tự trải nghiệm Đà La Ni
Có một lần, tôi quyết định thử sức mình với việc giải mã một bài chú mà không dựa vào lời giải của Ngài. Đang mải miết lật giở từng câu chú, tôi bỗng dừng lại trước từ “đà dự”. Trạng thái lúng túng bủa vây, tôi không chắc liệu có nên áp dụng thủ thuật nói lái của tiếng Việt, hay từ này lại liên quan đến một quẻ kinh dịch nào đó? Rõ ràng đây không phải là một nốt nhạc. Sau nhiều phút loay hoay, tôi quyết định mở lại bản giải mã của Đức Phật. Cuối cùng, từ “đà dự” được giải mã qua Đà La Ni với nghĩa: “đừng dại”
Từ kinh nghiệm này, tôi đã có một hiểu biết sâu sắc: Chỉ có người trực tiếp mã hóa mới thực sự hiểu cách giải mã nó, giống như người buộc nút sẽ biết chính xác cách để tháo gỡ nó.
Điều này cũng tương tự trong lĩnh vực chuyên môn của chúng tôi – những người làm trong ngành công nghệ thông tin. Khi chúng tôi mã hóa một đoạn mã hoặc dữ liệu, chúng tôi sử dụng các thuật toán đa dạng. Độ phức tạp càng cao, độ an toàn càng được tăng cường, giúp chống lại sự xâm nhập của hacker một cách hiệu quả.
Hoài nghi về Đà La Ni được tháo gỡ
Tôi suy ngẫm và thấy rằng trước khi ban ra những bài chú, các Ngài đã tỉ mỉ sắp xếp nội dung, sau đó mã hóa nó thông qua Đà La Ni. Khi người đời đọc, họ cảm nhận được sự thần bí, huyền bí, nhưng lại không thể hiểu sâu sắc ý nghĩa thực sự. Trong khi đó, các chư vị lại hiểu rõ giai điệu và ý nghĩa sâu xa của từng bài chú thông qua các từ khóa cơ bản trong từng câu chú. Và có lẽ, chỉ có chư Phật mới có khả năng hiểu và giải mã được những thông tin được mã hóa bằng Đà La Ni. Hay nói đúng hơn, Đà La Ni là ngôn ngữ giữa Phật với Phật và chỉ có chư Phật mới hiểu.
Thêm nữa, khi Đức Phật tiến hành việc giải mã, thì trong trí của Ngài đã tự biết nội dung. Đó còn là chìa khóa của sự hiểu biết. Bởi vì chính Ngài là người tạo ra những “nút thắt” ấy, Ngài tự nhiên biết cách mở chúng. Đối với chúng ta, dù biết về Đà La Ni, nhưng nếu không nắm rõ ý nghĩa sâu xa đằng sau, chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong một “ma trận lựa chọn”. Bối rối không biết chọn ngữ, nghĩa nào cho đúng! Kết quả là, dù biết các quy tắc cơ bản, chúng ta vẫn không thể giải mã được những bí mật đó.
Từ đó, tôi ngộ ra rằng: Sự hoài nghi của tôi phát sinh từ những hạn chế trong trình độ và khả năng tiếp nhận của mình. Làm sao chúng ta, với trí tuệ hạn hẹp của mình, có thể so sánh với sự sâu sắc, và rộng lớn của các bậc cổ nhân? Nó giống như một chú ếch con trong giếng nhỏ dám phán xét về sự bao la, vô biên của đại dương.
💥 Quý vị có thể tìm hiểu thêm về ý nghĩa sâu xa của những từ thường xuất hiện trong kinh sách Phật giáo như “Bồ Tát”, “Bồ Đề”, “Tỳ Lô Giá Na”, “Nam Mô”… được giải thích chi tiết qua ngôn ngữ Đà La Ni trong bài viết mang tên “Ngôn Ngữ Đà La Ni của Chư Phật”.
Tuy nhiên, nhiều người lại cảm thấy bối rối, thấy ngợp khi nhận ra rằng: nội dung thực sự được ẩn bên trong của những thần chú này không hề liên quan đến công dụng của chúng. Phần lớn, chúng nói về các vấn đề xã hội, sự suy đồi đạo đức, cùng những lời răn dạy từ các chư vị bề trên. Nhưng, vì đã được mã hóa, liệu ai trong chúng ta có thể thực sự hiểu được những lời răn đó? Điều này khiến tôi tự hỏi: Tại sao bề trên lại cho phép việc giải mã những thần chú này?
Sau cùng, tôi đã hiểu rằng có lẽ đã đến lúc Ông Trời cho Đạo Phật kết thúc sứ mệnh của mình. Việc giải mã này giống như việc lật một mảnh ghép lớn, giúp những người có Trí sáng suốt nhận ra rằng: mọi sự đã được chư vị bề trên an bài sẵn từ hàng nghìn năm trước. Theo kịch bản do Ông Trời vạch ra, con người sẽ trải qua những biến cố xã hội, sự suy đồi về đạo đức, và nhiều thử thách khác. Mục đích của việc giải mã không chỉ là để chúng ta hiểu được lời răn, mà quan trọng hơn, là để chúng ta nhận ra sự sắp đặt với mục tiêu giáo hóa chúng sanh.
Kết luận: Đây là một phần quan trọng trong quá trình giác ngộ của những người có Trí, giúp họ thấy rằng mọi sự kiện trên đời, dù do con người tạo nên, đều nằm trong kịch bản lớn lao do Thượng Đế (Ông Trời) đã vạch ra từ hàng nghìn năm trước, thậm chí là lâu hơn, và được ẩn giấu trong những bài chú.
Tại sao việc tu dưỡng lại là bắt buộc, mà chúng ta vẫn có quyền tự do tín ngưỡng, thậm chí ông Trời cũng không bắt buộc chúng ta phải theo đạo cụ thể nào? Bởi vì, tùy vào con đường tu được sắp đặt, để chúng ta có thể phù hợp với kiến thức của các đạo khác nhau. Có người lãnh hội được kiến thức của đạo này; có người lại thấy mình phù hợp với đạo khác.
Nhưng hãy hiểu rằng dù có rất nhiều đạo được ra đời, chúng ta chỉ có duy nhất một Ông Trời. Và việc ra đời của các đạo vốn là ý Trời. Tất cả là thiên ý.
Có một lần tôi thưa với Ngài rằng: “Thưa Ông Lão, thiên hạ quăng gạch đá không khiến con nản lòng. Nhưng đôi lần lại khiến con suy tư, rằng tâm nguyện của con (việc con chọn, cách con làm) có thực mang lại giá trị cho người đời chăng? Liệu người đời có thể hiểu được những bài pháp này?“
Khi ấy, Ngài đã bình thản trả lời: “Đạo pháp của Như Lai tuy đơn giản, nhưng để hiểu được lại không hề đơn giản. Con cứ để người đời có lòng nghi, về sau sẽ tỏ”.
- Đà La Ni là tổng trì, bề trên khuyên chúng ta hãy gộp kiến thức của ba đạo: Đạo Cao Đài, Đạo Lão, Đạo của Phật Thích Ca Mâu Ni. ↩︎