Ba La Mật Là Gì? Hiểu Đúng Về Sáu Pháp Ba-la-mật

Ba La Mật Là Gì

Loading

Để giải đáp thắc mắc “Ba-la-mật là gì”, Minh Nguyệt xin được trích dẫn bài pháp của Đức Phật. Qua đó, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về Ba La Mật và cách thực hành Lục độ, tức sáu pháp Ba-la-mật. Kiến thức này vô cùng quan trọng, giúp cho quá trình tu hành trở nên tinh tấn, thuận tự nhiên và không vướng vào giáo điều khi áp dụng đạo trong đời sống thường ngày.

Trích lời giảng của Đức Phật Về 6 Pháp Ba La Mật là gì

✍️ Bài pháp được thuyết bởi: Kim Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngày thuyết: tháng 11/2021

Ba La Mật có nghĩa là gì?

Muốn hiểu được đúng nghĩa của Ba-la-mật, chúng ta cần sử dụng Đà La Ni – một sự kết hợp giữa tiếng Việt cùng kinh dịch để giải nghĩa.

  • Ba La: Tức là bao la
  • Ba La Mật:
    • Ba (số 3) ứng với quẻ Ly (Lửa),
    • La (số 6) ứng với quẻ Khảm (Nước).
    • Mật: tức là bí mật trong lòng (Nội tâm)

Vậy, Ba-la-mật nghĩa là bao la nỗi niềm đấu tranh giữa bản năng và lý trí ở trong nội tâm của mình. Sự đấu tranh mâu thuẫn được ví giống như nước với lửa. Lửa đại diện cho ý chí và nước đại diện cho bản năng của con người. Bình thường, Lửa sẽ nhẫn nhịn Nước, nhưng khi Lửa nhiều hơn thì nó có thể khắc chế lại Nước, làm cho nước bốc hơi. Điều này hàm ý rằng với những người tu dưỡng tốt, lý trí của họ sẽ chiến thắng bản năng.

Vậy nên sáu pháp Ba-la-mật tức là sáu pháp đấu tranh trong nội tâm của chính mình. Nay Ta sẽ nói về từng pháp cho chúng sanh hiểu.

6 Pháp Ba La Mật (Lục Độ)

(1) Bố thí Ba La Mật: Bố thí là sự có qua và có lại ở trong đời, là con đường để mình tạo Phước Đức.

Ví như trong quá trình tu hạnh Bồ Tát, chúng ta cần hành đạo bằng việc bố thí, tức là cho đi bằng tâm bao la rộng lớn của mình. Khi chúng ta cho đi, chúng ta sẽ đạt được đạo.

Có nhiều cách để thực hành bố thí, nhưng cần nhất là hãy cho bằng tấm lòng bao la, làm vì muốn giúp đỡ người khác. Có thể bố thí bằng tiền, bằng thời gian, bằng công sức lao động.

Trong pháp này, nó cũng bao gồm cả việc cúng dường. Ví như chúng ta muốn hộ pháp cho các thầy thông qua việc cúng dường, đó cũng là đang thực hành Bố thí Ba la mật.

(2) Trì giới Ba La Mật: Trì tức là giới hạn, cũng có nghĩa là giới cấm. Vậy, trì giới là giữ giới hạn của mình.

Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta gặp chuyện khiến bản thân nổi sân, nổi giận. Lúc đó, chúng ta cần phải biết để đấu tranh nội tâm nhằm kìm nén nó lại, không cho nó phát ra bên ngoài hay là vượt qua giới hạn.

Trì giới trong ngôn ngữ Đà La Ni còn có nghĩa là Trời dí. Khi khởi tâm tu và tuyên bố có những nguyện sẽ giữ giới gì, thường chúng ta sẽ được Ông Trời sắp đặt để khảo thí xem người đó có thể vượt qua thử thách. Cái đó gọi là trời dí.

Ví như trong quá trình Trì giới, Phật tử tại gia phát nguyện sẽ giữ giới tà dâm. Lúc này, ông Trời sẽ sai ma quỷ xui khiến, để có một cô gái đẹp tiếp cận làm nổi cái tính tham của người tu. Nếu họ đấu tranh nội tâm rằng mình đã có gia đình và phải giữ giới hạn với cô gái, thì họ đã vượt qua, tức là lý trí thắng được bản năng. Đây được coi là Trì giới thành công.

(3) Nhẫn nhục Ba La Mật

💥 Nhẫn nhục có nghĩa là nhẫn nhịn, biết chịu đắng cay, thiệt thòi, nhẫn nại và biết tạm lùi một bước để chờ đợi.

💥 Nhẫn nhục Ba La Mật có nghĩa là mình đấu tranh nội tâm ở bên trong, cân nhắc thiệt hơn để quyết định hành xử ra sao cho hợp lý. Tuy nhiên, nhẫn cũng cần có giới hạn của nó. Những việc nhỏ có thể bỏ qua, nhưng khi sự việc quá lố thì chúng ta cần biết đấu tranh để không vượt quá giới hạn. Không nên có tư tưởng rằng mọi việc là do ông Trời sắp đặt để mà chấp nhận nhịn cho qua.

Ví như khi quân thù đến tấn công đất nước của chúng ta, nếu nhận thấy sức ta còn yếu thì chúng ta sẽ nhẫn nhịn chờ rèn luyện binh sĩ và lên chiến lược tác chiến. Nhẫn nhục Ba-La-Mật không có nghĩa là yếu đuối chấp nhận cho kẻ khác xâm lược bờ cõi của đất nước mình. Nếu chúng ta nghĩ rằng Đạo Phật là đạo hiền lành và không hướng đến chuyện đấu tranh cho công bằng, thì đã hiểu sai triết lý của Đức Phật. Hãy nhìn Phật Hoàng Trần Nhân Tông làm ví dụ điển hình.

Nhưng ở một góc độ khác, Nhẫn Nhục không có nghĩa là ôm hận chờ ngày trả thù. Chúng ta cần hóa giải thù hận ở trong lòng, bởi thù hận dễ dẫn đến hành động trả thù. Từ đó, chúng ta sẽ vướng vào việc tạo nghiệp.

💥 Nhẫn1 ở đây còn có nghĩa nữa là kiên nhẫn. Trên bước đường tu, chúng ta cần phải biết kiên nhẫn vượt qua mọi trở ngại, tích lũy công đức để tự khai mở trí huệ. Từ đó, mới có được bản lĩnh của chính chúng ta. Việc mong cầu đắc đạo sớm thông qua sự cầu xin gia hộ, giúp đỡ, niệm thần chú là thể hiện sự hấp tấp, vội vàng. Nên nhớ rằng “dục tốc bất đạt”.

(4) Tinh tấn Ba La Mật: Nhờ vào sự nhẫn nại, chúng ta có thể đạt được sự tinh tấn.

(5) Thiền định Ba La Mật: Giữ tâm cho định, tâm không bị lay chuyển. Khi mình thực hành giữ giới và nhẫn nhục Ba-la-mật, một thời gian dài, mình sẽ đạt được cái định trong tâm. Còn được gọi là như như bất động.

Nếu thiền được thực hành với mục đích điều hòa khí huyết trong cơ thể để giúp sức khỏe, thì đó là điều tốt. Tuy nhiên, nếu thiền được thực hành với mục đích thăng tiến trong việc tu hành, mong muốn gặp các chư vị, thì sẽ bị Trời dí. Bởi Thiền định là giữ cho tâm tinh khiết để có thể thâm nhập được vào các cảnh giới, vào cõi Trời.

Tuy nhiên, trước khi vào được cõi Trời, thì bao giờ chúng ta cũng phải gặp ma. Chúng ta cần có bản lĩnh và trí huệ lớn để nhận ra Ma hay Phật. Nếu định lực kém, chúng ta rất dễ bị ma dẫn dụ, sanh hoang tưởng, hoặc dễ bị loạn tâm. Giống như đêm thành đạo của Đức Phật, Ngài bị ma quấy phá. Nếu không có định lực lớn và lý trí không thắng nổi bản năng, thì Ngài không thể đạt thành.

(6) Trí huệ Ba La Mật: Khi tâm định, sẽ sinh Huệ. Mật ở đây còn có nghĩa là bí mật ở bên trong. Vì vậy, hãy giữ nó ẩn bên trong và không nên tự đắc mà khoe khoang trí huệ của mình.

  1. Nhẫn là một hạnh quan trọng của người tu tâm, để rèn nên hạnh Nhẫn mời quý vị tham khảo thêm tại đây ↩︎

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *