Phật Di Lặc Chính Là Đức Chúa Giê-xu

Loading

Đức Phật Di Lặc là vị cổ Phật thứ 7 trong vũ trụ. Ngài là con trai cả của Đức Thượng Đế với Phật Mẫu Quán Thế Âm. Trên cõi Thiên Giới, Ngài có tên là Bảo Giang Thiên Tử, và có một người chị ruột là Bảo Sơn Thiên Tử.

Dưới đây là một đoạn Sấm Trạng có nhắc đến tên của Ngài

414Bảo Giang thiên tử xuất
415Bất chiến tự nhiên thành
416Lê dân bảo bảo noản
417Tứ hải lạc âu ca

Trong tên gọi Bảo Giang Thiên Tử của Ngài, có ẩn chứa những điều bí mật. Minh Nguyệt xin phép trích dẫn lại lời của Đức Phật, để mọi người cùng biết đến.

(Trích lời giảng của Đức Phật)

Giải mã từ “Bảo Giang Thiên Tử”

Sử dụng ngôn ngữ Đà La Ni để giải mã, chúng ta sẽ thấy Bảo GiangBàn giao, còn Thiên Tử là con của Trời. Vậy, “Bảo Giang Thiên Tử” có nghĩa ẩn rằng: Vua cha (Ông Trời1 – Thượng Đế) sẽ bàn giao lại cho con Trời (Chúa Giê-xu), tức là ngài Bảo Giang Thiên Tử và ngài chính là vị Thái tử trên cõi Thiên Giới.

Điều này tương đồng với những gì được viết trong kinh sách rằng Phật Thích Ca sẽ trao lại y bát cho ngài Di Lặc, Phật Di Lặc sẽ trở thành giáo chủ của cõi Ta Bà này. Và cũng tương đồng với thông tin “Chúa tái lâm” trong Thiên Chúa Giáo, Đức Chúa Giê-xu cho biết Ngài sẽ quay trở lại.

Giải mã từ “Giê-xu”

Trong tên gọi của Đức Chúa Giê-xu, vốn là một sự mã hóa thông tin của bề trên. Người đời thường chọn tụng Kinh Phật Di Lặc vào mùa xuân, dịp đầu năm mới như một cách để cầu may mắn. Mà đầu năm mới chính là tháng giêng. Chắt lọc thông tin, chúng ta sẽ có hai từ “Giêng Xuân”, khi mã hóa qua Đà La Ni của nhà Phật thì “Giêng Xuân” → Giêng Xuân → Giê Xu, tức là Đức Chúa Giê-xu.

Các Hiện Thân Của Đức Phật Di Lặc

Ở Việt Nam, Ngài từng hạ phàm để làm Quốc Tổ Lạc Long Quân. Vào thời kỳ Thượng Ngươn Thánh Đức (tương lai), Ngài sẽ xuất hiện tại thế gian trong thân phận của một vị Phật để mở hội Long Hoa, giúp Đức Thượng Đế (cha của Ngài) giáo hóa chúng sanh.

Ở Ấn Độ, thời Đức Thượng Đế hạ phàm làm Phật Thích Ca Mâu Ni, thì vị cổ Phật thứ 7 cũng theo Thượng Đế hạ phàm làm ông A-Dật-Đa

Trong Thiên Chúa Giáo, Ngài chính là Chúa Giê-xu, đã vâng lệnh Chúa Cha xuống thế gian để giáo hóa chúng sanh. Mời độc giả xem tiếp trích đoạn trong bài pháp “Giải Ẩn Các Danh Hiệu Phật” dưới đây, để có thêm thông tin xác thực rằng: Đức Phật Di lặc cũng chính là Đức Chúa Giê-xu.

Trích lời giảng của Đức Phật trong bài pháp “Giải Ẩn Các Danh Hiệu Phật”

✍️ Bài pháp được thuyết bởi: Kim Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngày thuyết: 02/08/2021

Giải Ẩn Danh Hiệu Phật – “Ứng Cúng

Ứng Cúng là vị xứng đáng để cho chúng sanh cúng dường. Khi sử dụng Đà La Ni để thông dịch thì ta sẽ có:

  • Cúng Dường → Cung Dưỡng (liên quan đến quẻ Sơn Lôi Di)

Sơn Lôi Di

Đây là quẻ ăn uống và dưỡng nuôi. Và từ “Di” trong đây cũng là hình tượng ngài Di Lặc mập mạp.

Có lời từ rằng: “Phi Long Nhập Uyên Chi Tượng”, ý nghĩa là hình tượng của rồng bay vào vực để nghỉ ngơi. Khi rồng nghỉ ngơi, nó sẽ được ăn uống và tận hưởng niềm vui, nhắc về chữ “Lạc”. Ở đây, Đức Phật muốn nói ngài Di Lặc chính là ông Lạc Long Quân.

Quân
PhiLongNhập Uyên Chi Tượng
Lạc

Bản chất ở đây là Di Lạc, nhưng Đức Phật lại để là Di Lặc để còn có hàm ý rằng: Đây chính là Chúa ngôi hai. Tức là Chúa Giê-xu, bởi vì Chúa cha là ngôi một, còn Chúa con là ngôi hai.

Ví như trong các cuộc thi, người thi về giải nhì thì vẫn thường được gọi là Á Quân hay là Á Hậu. Chúng ta cùng xem bảng chữ cái sẽ thấy có thứ tự sau: A, Ă, Â.

Cần lưu ý khi giải kinh Phật, chúng ta phải xem xét như giải một ma trận với nhiều cách ẩn ý.

ADiĐà
ALa
AĂÂ
  1. Ông Trời còn được gọi là Thượng Đế, Ngài cũng chính là Đức Phật Thích Ca. Xem chi tiết tại đây ↩︎

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *