Bài pháp này khá phức tạp và chỉ phù hợp với những người đang trên bước đường chứng ngộ. Để giải đáp thắc mắc “Vì sao Đức Phật Thích Ca lại là vua trời Đế Thích?“, bề trên đã giải mã danh hiệu Phật Thích Ca Mâu Ni như một bằng chứng để xác thực.
Giải Ẩn Danh Hiệu Phật Thích Ca Mâu Ni
Trước tiên, chúng ta cần tách từ Thích Ca Mâu Ni, thành 3 phần: “Thích Ca”, “Mâu Ni”, “Ca Mâu”. Sau đó sử dụng Đà La Ni để giải mã từng phần.
(1) Thích Ca
Từ “Ca” trong từ “Thích Ca” là ẩn của từ “Càn”, mà Càn có nghĩa là Trời.
- Thích Ca → Thích Càn → Thích Trời, trong kinh Phật chính là trời Đế Thích.
Vậy, Đế Thích chính là Thích Ca, hay chính xác hơn Phật Thích Ca là một phân thân của vua trời Đế Thích.
Vua trời Đế Thích có hiệu là Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ngài dùng danh hiệu này, để ngầm cho biết Ngài là Thượng Đế. Việc cho giải mã Phật hiệu này vốn để chúng sanh tự khai trí và nhận ra chân lý.
(2) Mâu Ni
Để tìm được nghĩa ẩn trong từ “Mâu Ni”, chúng ta cần biết Mâu và Ni là ẩn của những từ nào, nhằm biết được ý nghĩa ẩn trong đó.
- Mâu → Mâu Thuẫn, nhưng mâu vốn có hai nghĩa: bằng nhau, mâu thuẫn.
- Ni → Đo Ni Đóng Giày, tức là đo hai bàn chân bằng nhau để đóng giày. Phải đóng theo kích thước của mỗi người thì chúng ta mới có được một đôi giày êm ái và phù hợp.
Nghĩa bóng: Phật Thích Ca chính là Đức Thượng Đế. Ngài biết năng lực của chúng sanh, từ đó “đo ni đóng giày”, để “đóng” cho họ một cái số phận phù hợp. Đó là sự sắp đặt, tất cả là để phù hợp với từng chúng sanh. Ngài sắp đặt một số phận nào đó cho mỗi người và sự phát nguyện của họ, cho tới lúc đắc đạo.
- Đo ở đây là đo năng lực. Từ việc đo năng lực, Ngài biết họ nên tu theo hướng nào để thành Phật.
- Mâu là bằng nhau và mâu thuẫn. Giống như đôi chân của chúng ta tuy chúng bằng nhau, nhưng lại có một trái và môt phải, tức là có sự mâu thuẫn.
- Đo ni đóng giày1: sắp xếp một lịch trình tu tập. Từ chúng sanh, rồi Ngài đo đạc năng lực của họ để sắp xếp một lịch trình cho họ tu như thế nào để thành Phật.
Tại sao lại sử dụng hình ảnh đôi giày? Bởi đôi giày nâng gót người tu suốt hành trình trôi lăn trong 6 cõi luân hồi.
(3) Ca Mâu
Sử dụng thủ pháp Đà La Ni hóa để tìm nghĩa ẩn trong từ “Ca Mâu”
- Ca Mâu → Can Mậu, mà can Mậu chính là thiên can thứ 5 trong 10 thiên can: Giáp (1), Ất (2), Bính (3), Đinh (4), Mậu (5), Kỷ (6), Canh (7), Tân (8), Nhâm (9), Quý (10).
- Thích Ni → Thi Chi → Chi Thìn, mà Thìn lại là con giáp thứ 5 trong 12 con giáp: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi. Số 5 còn được gọi là Ngũ.
Vậy, ghép lại Ta sẽ được từ “Mậu Ngũ”. Đây cũng là lý do vì sao trong bài Sấm Trạng Trình2 có sự xuất hiện của từ Mậu Ngũ3 , bởi đó như một cách gián tiếp để ẩn ý nhắc về Đức Phật Thích Ca.
Khỉ hú trời Nam cá hóa rồng
Trích dẫn từ Sấm Trạng Trình
Gà kêu Nam Bắc hội Long Hoa
Lần tay đếm lại năm ba chín
Sớm thấy điềm may giống Lạc Hồng
Chăm chỉ chờ ngày sang mậu ngũ
Ước ao được thấy buổi Canh Thân
Cho hay nổi sóng ba đào dậy
Cù rống rền vang giống Lạc Hồng
Từ “Mậu Ngũ” trong đoạn Sấm Trạng này là để ẩn ý rằng: Chúng sanh hãy chăm chỉ chờ ngày mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện trở lại một lần nữa.
- Đo ni đóng giày đối với tất cả các chúng sanh, bởi chúng sanh có thể tánh không. Mời quý vị nghiên cứu thêm bài viết Tánh Không – Kiến Thức Cần Hiểu Để Ngộ Đạo ↩︎
- Đoạn Sấm Trạng Trình được trích dẫn trong bài có nhắc về Hội Long Hoa. Quý vị có thể tham khảo bài giải mã đoạn Sấm Trạng kia tại đây ↩︎
- Mậu Ngũ tức là 55, bởi vậy ở đây còn nhắc đến quẻ kinh dịch số 55: Lôi Hỏa Phong. Tên thường ngày của Ngài khi giáng thế được ẩn trong quẻ “Lôi Hỏa Phong”. Muốn biết chính xác tên của Ngài, mời quý vị đọc bài Chuyển Luân Thánh Vương ↩︎