Cự Ngao Đới Sơn – Tiết Lộ Vùng Đất Phật

Loading

Cách đây 500 năm, Đức Trạng Trình đã để lại bài thơ Cự Ngao Đới Sơn nhằm tiết lộ về vùng đất Phật – nơi giáng ngự của Đức Chuyển Luân Thánh Vương. Minh Nguyệt xin mời quý vị cùng lắng nghe và khám phá những bí ẩn của vùng đất linh thiêng này.

Giải mã tên bài thơ “Cự Ngao Đới Sơn”

  • Cự Ngao tức là con rùa lớn.
  • Đới có nghĩa là mang hoặc đội.
  • Sơn ẩn của “Sơn Son Thếp Vàng”, để nhắc về nơi linh thiêng.

Do đó, Cự Ngao Đới Sơn là hình ảnh của một con rùa lớn, đội nguyên một quả núi, mang hàm ý rằng con rùa này được chọn để đại diện cho vùng đất Phật linh thiêng. Khi mọi người nhận ra hình ảnh này, cũng là lúc Đức Phật đã giáng xuống thế gian.

Phân tích nghĩa ẩn bên trong bài thơ

Bài thơ “Cự Ngao Đới Sơn” chứa đựng hai bí mật lớn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tập trung khám phá bí mật liên quan đến vùng đất Phật. Đặc biệt, quá trình giải mã sẽ sử dụng thủ pháp Đà La Ni, một ngôn ngữ đặc biệt của chư Phật. Hy vọng quý vị có thể nắm bắt được.

Tiết Lộ Về Vùng Đất Phật

1Bích tẩm tiên sơn triệt để thanh:
Bích tẩmBẩm tích, trong đó “bẩm” là những gì đã có sẵn, còn tích mang nghĩa rằng đã từ lâu lắm rồi. Do đó, bẩm tích mang nghĩa: đây là vùng đất mà Đức Phật đã chuẩn bị từ rất lâu rồi, để hóa độ cho chúng sinh.
Tiên Sơn mang hàm ý về vùng núi tiên và cũng có ý rằng “trước núi”, tức là vùng biển.
Triệt để thanh mang nghĩa vùng biển này cần được giữ cho thanh sạch, vì “thanh” còn mang ẩn ý của màu xanh.
Triệt để thanhtranh để thiệt, mang hàm ý rằng những dự án được triển khai ở vùng đất hay biển này đều sẽ bị thiệt hại.
2Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh:
(Nghĩa thứ nhất) Hình ảnh con rùa lớn mang viên ngọc cuối cùng toát lên ý nghĩa về thành công và chiến thắng. Đồng thời, con rùa còn đại diện cho một nơi linh thiêng với nhiều sự hồ hởi và tràn đầy sinh khí.
Đắc là sự chín muồi, hàm ý rằng con rùa lớn mang viên ngọc cuối cùng tượng trưng cho sự thành công và chiến thắng.
Hồ sinh mang hàm ý về sự hồ hởi và tràn đầy sinh khí.

(Nghĩa thứ hai) Ẩn ý rằng đây là vùng đất linh thiêng, nơi Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế sẽ ngự; Ngài sẽ độ cho chúng sinh và làm hồi sinh lại thế giới này sau những khó khăn và điều không hay.
Ngọc là ẩn của từ “Ngọc Hoàng Thượng Đế”.
Cự NgaoCao ngự, hàm ý rằng Đấng Tối Cao, hay là bề trên, xuống ngự tại vùng đất này.
+ Cao ngự: Cao là ẩn của “Cao Đài Tiên Ông Bồ Tát Ma Ha Tát” trong Đạo Cao Đài. Ngự: những gì của Vua thì được gọi là “ngự”, ví dụ “ngự thư phòng”, “ngự hoa viên”.
Hồ sinhhồi sinh, hàm ý rằng khi Ngài xuất hiện thì mọi thứ sẽ được hồi sinh trở lại.

Lưu ý: Khi dịch giải tới đây, chúng ta cần nhìn lại câu thứ nhất để thấy được từ “Thanh” và “Sơn” là ẩn của Thanh Sơn Đạo Sĩ, đó chính là đạo hiệu của Đức Trạng Trình trong Đạo Cao Đài.
3Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực:
Đáo đầu thạch tức là đến vùng núi có đầu đá cao. Khi quan sát thực tế, ta sẽ thấy tảng đá này mang hình tượng của một vị Phật.

Hữu nghĩa là có và bên phải.
Bổ thiênbiển thôn, tức là biển của thôn, mang hàm ý rằng bên phải tảng đá mang hình tượng vị Phật sẽ có biển thôn; đó chính là biển thôn Thương Diêm.
Lực mang nghĩa rằng đây là vùng địa thế hiểm trở và treo leo.
4Trước cước trào vô quyển địa thanh

Mang hàm ý rằng phía trước chân của con rùa, sóng biển cuộn ập vào để làm sạch vùng đất Thánh.
Địa thanhđịa thánh, tức là Thánh địa.
Thanh mang nghĩa là sạch sẽ, hoặc là âm thanh.
5Vạn lý Đông minh quy bả ác:
(Nghĩa thứ nhất) Khi bài thơ này được dịch giải là lúc Đức Phật đang sống tại Việt Nam. Vào thời điểm đó, Đạo Phật đang trong thời kỳ tàn úa, và Ngài chuẩn bị hiện ra để giúp chúng ta vượt qua thời kỳ bĩ cực.
Vạn lý là ẩn của chữ 卐 (Vạn) và chân lý. Vì vậy, “vạn lý” mang hình ảnh của một vị Phật.
Đông minh → đông sáng → đang sống, mang hàm ý rằng khi bài thơ này đang được dịch giải thì vị Phật đang sống tại đất nước Việt Nam.
Quy bả → qua bĩ, hàm ý rằng qua cơn bĩ cực.
Bả ácbác cả, trong đó “bác” là ẩn của quẻ Sơn Địa Bác, mang hình tượng về sự sụp đổ, rơi rụng, còn “cả” là “tất cả”. Do đó, “bác cả” hàm ý rằng Đạo Phật đang ở thời kỳ tàn úa, thời kỳ Mạt pháp và không còn độ được cho chúng sinh.

(Nghĩa thứ hai) Ẩn ý việc quân Nhật bị đánh đuổi.
Vạn lý nghĩa là từ nơi xa đến.
– Đông minh → đồng minh, tức là quân đồng minh.
Quy có hàm ý quy tập về đây.
Bả ác  → bác cả, trong đó “bác” ẩn của từ “bác bỏ”, còn “cả” ẩn ý về “anh cả”, tức là Nhật.
6Ức niên Nam cực điện long bình:
Ức niên nghĩa đen là 100 ngàn năm; còn thực tế, hãy hiểu là một khoảng thời gian vô cùng lâu dài.
Nam hàm ý là nước Nam.
Cực hàm ý là cực thịnh và cũng có nghĩa là thế giới Cực Lạc tại thế gian.
Điện long có nghĩa là cung rồng.
Long là ẩn của “Lạc Long Quân”.
Bình trong chữ “bình đẳng”.

Ẩn ý rằng ngài Lạc Long Quân sẽ quay trở lại để đưa nước Nam đến cực thịnh, hướng tới trạng thái công bằng và bình đẳng trong khoảng thời gian vô cùng lâu dài.
7Ngã kim dục triển phù nguy lực:
Kim mang hàm ý hướng Tây.
Ngã kim → Ngã Tây → ngây tả, ẩn ý rằng bị quân đồng minh đánh cho ngây dại và tơi tả.
Phù là ẩn của từ “Phù tang”, hàm ý nhắc đến Nhật Bản.
Dục triển  → Diễn trục
+ Diễn mang nghĩa là sườn núi, hoặc bảo vệ; do vậy, hàm ý ở đây là sử dụng sườn núi để che chắn và bảo vệ.
+Trục ẩn của từ “Tàu khu trục”.
Nguy lực mang hàm ý là mối nguy hiểm từ lực lượng quân đồng minh. Vì từ “đông minh” trong câu thơ số 5 là ẩn của từ “đồng minh”.

Ám chỉ vào thời kỳ Thế chiến thứ hai, khi Nhật bị thua, tàu khu trục của Nhật từng tới ẩn náu tại vùng núi có vị Thần Kim Quy. Tuy nhiên, chúng vẫn bị quân đồng minh là Mỹ săn lùng.
8Vãn khước quan hà cựu đế thành:
Vãn khước hàm ý là khước từ, bỏ qua lời kêu gọi đầu hàng.
Quan hà → Quân hàng
Cựu nghĩa là lâu hoặc cũ
Cựu → cữu, mang nghĩa là quan tài
– Đế thành → Đành thế

Ẩn ý rằng việc bỏ qua lời kêu gọi đầu hàng từ quân đồng minh thì đành phải chịu bị chìm thôi.

Vậy là, Đức Trạng Trình đã sử dụng hình tượng của con rùa lớn, một hình ảnh có thật, để tiết lộ về vùng đất Phật, nơi giáng ngự của Đức Chuyển Luân Thánh Vương. Dưới đây là bức ảnh Thần Kim Quy do Minh Nguyệt chụp tại biển thôn Thương Diêm. Quý vị có thể ghé thăm và chiêm ngưỡng vùng đất linh thiêng này.

Nguồn: Bài viết được trích từ sách “Phật Giảng Con Nghe”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *